Điều quan trọng nhất trong việc dẫn dắt hay lèo lái cty khởi nghiệp là gì?

Tầm nhìn dẫn đến việc lèo lái như thế nào (Page 92)

Về cốt lõi, khởi nghiệp là chất xúc tác để chuyển ý tưởng thành sản phẩm.  Khi KH tương tác với sp đó họ tạo ra Phản Hồi và dữ liệu. Phản hồi sẽ mang ý nghĩa về chất lượng lẫn số lượng.  Sp của cty Khởi nghiệp thực tế là Thử Nghiệm; Kết quả cho các thử nghiệm đó là những điều học hỏi được để xây dựng một cty vững vàng. Với start-up, thông tin đó Quan trọng hơn rất nhiều so với tiền bạc, giải thưởng, hay được báo chí nhắc tới. Vì nó sẽ ảnh hưởng và định hướng cho loạt ý tưởng tiếp theo.

 

Vấn đề có lẽ tôi cũng như những người start-up sẽ gặp phải là không biết bắt đầu tập trung nhất vào mảng nào. Theo quán tính bình thường thì chắc chắn ai cũng tập trung vào vấn đề chuyên môn của mình nhất. Nhưng vấn đề sẽ gặp phải khi ta gặp những mảnh ghép khác nhất là các bạn co-founder, mentor hoặc nhà đầu tư. Các vấn đề mà ta thường gặp đã được nêu trong KNTG là:

Nhiều người được huấn luyện chuyên nghiệp cho một trong số các yếu tố nơi vòng phản hồi này. Với kỹ sữ, đó là các Xây dựng thật hiệu quả. Một số giám đốc và Chuyên gia thì chuyên về lập chiến lược và nghiên cứu. Nhiều doanh nhân lại tập trung công sức vào một thứ ý tưởng về sản phẩm tốt nhất, hoặc sản phẩm ra mắt được thiết kế tốt nhất, hoặc bị ám ảnh bởi dữ liệu và tính toán.

Còn theo Tôn Đào Nguyên nếu cho Chuyên gia kĩ thuật mà làm CEO kinh doanh thì nó khá là nguy hiểm vì nó thường mắc các lỗi sau: (1) Tự phụ về kĩ thuật: cho rằng kỹ thuật quyết định thắng lợi đồng thời chỉ có kỹ thuật của mình là tốt nhất, xem kỹ thuật bằng kinh doanh. (2) coi thường quản lý: hiểu quản lý theo khái niệm kĩ thuật, tôn sùng việc không trật tự, từ chối quy phạm. (3) Tâm thế độc hưởng: không nhìn vấn đề trong 1 chuỗi sản xuất chung, luôn có ý lực cánh sinh toàn bộ. (4) từ chối trao quyền: chỉ muốn bản thân năm giữ toàn bộ quyền lực, không muốn trao quyền cho người khác.

Nhưng một góc nhìn khác về Kĩ thuật là người lãnh đạo nếu bạn đã từng xem trong season 3 của phim Sillicon Valley

Khi tập trung quá vào việc kinh doanh mà kĩ thuật lại chưa đáp ứng được (thật ra là thuật toán kĩ thuật đó quá mới mẻ nên ngay chính người kĩ thuật cũng chưa hình dung ra được nói chi đến sales) nên không thể nghiêng về mảng kinh doanh

Thực tế là khi tôi tìm các đối tác, partner hay nhà đầu tư cũng vậy. Họ luôn đứng dưới góc nhìn của họ. Như khi tôi gặp bạn bên IT là CTO tư vấn giải pháp thì các vấn đề xảy ra luôn đặt công nghệ lên hàng đầu, rồi tôi gặp bên Desiger thì chưa gì bạn đó phán một câu web của mày đầu tiên phải làm bộ thương hiệu mà việc quan trọng nhất đầu tiên là Logo phải đẹp xong rồi mới làm các khác. Còn nhà đầu tư họ chỉ quan tâm mô hình kinh doanh trước nó thế nào có mang lại lợi nhuận không điều này không sai, nhưng họ cứ muốn là vấn đề này phải là vấn đề đầu tiên phải làm.

Đứng dưới tư cách là founder tôi cũng hơi lúng túng khi đưa ra giải pháp làm việc với họ thế nào cho đúng vì ai đứng trên vai trò của cũng nghĩ vai trò của họ là to lớn vấn đề cần phải giải quyết tiên.

Vấn đề này theo cách giải quyết của Eric Ries KNTG là:

Sự thật là không một hoạt động nào tự thân nó lại đóng vai trò quan trọng áp đảo. Thay vào đó, chúng ta cần phải Tập trung sức lực vào việc giảm thiểu tổng thời lượng vận hành một vòng xoay. Đây mới là điều tối quan trọng trong việc dẫn dắt hay Lèo lái một cty Khởi nghiệp. Chúng ta sẽ đi hết trọn một vòng Xây dựng – Đo Lường – Học hỏi, bàn luận chi tiết từng yếu tố. Học được cách khi nào nên đầu tư, đầu tư vào cái gì sẽ giúp mọi người người tiết kiệm được thời gian, tiền bạc.

Một khi đã biết rõ các Phỏng Đoán về Đột phá Niềm Tin thì tiến vào giai đoạn Xây Dựng càng nhanh càng tốt với Môt sản phẩm Khả dụng tối thiểu (MVP – Minimum Viable Product) cho phép chúng ta đi trọn một vòng trên với nỗ lực ít nhất và thời gian ít nhất dành cho việc phát triển. MVP này có thể thiều nhiều tính năng mà sau có thể trở nên cần thiết. MVP là để chúng ta có khả năng đo lường được ảnh hưởng của nó.

Nhiều người theo tôi nhận thấy không đồng tình với tôi về MVP. Họ cứ muốn có ngay một sản phẩm hoàn phẩm hoàn hảo hay mô hinh kiếm tiền nhìn thấy được mới được.

Cẩn trọng khi nghe kiến nghị của người khác (page 134 – 36 lời khuyên..)

Tôi không tán đồng chuyện vừa bắt tay hành động đã nghe theo kiến nghị của người khác, đó không phải là Khiêm nhường mà là đùn đẩy trách nhiệm. Việc là việc của bạn nên bạn phải là người biết rõ nhất, người khác hoàn toàn không ở vị trí của bạn, thì sao có thể đưa ra những kiến nghị mang tính Cách mạng được? Nhất là có nhiều sự cảm nhận tinh tế trong nội bộ tổ chức, mà người ngoài không thể cảm nhận được được, dù đối phương có trình độ kinh nghiệm đến cỡ nào đi nữa, cũng rất khó đưa ra những kiến nghị cụ thể hiệu quả.

Cho nên ngay từ đầu phải tin vào những gì mình hiểu mà làm, dám kiên trì theo sự phán đoán của bản thân. Lời khuyên của người khác trong nhiều trường hợp là tệ hại. Họ chỉ kiến nghị, chúng ta tin họ là xuất phát từ lòng tốt, nhưng xuất phát điểm khác nhau, Vấn đề sui nghĩ cũng khác, họ KHÔNG chịu trách nhiệm về kết quả, nên  kiến nghị của họ cũng khó đảm bảo kết quả. Vì trước hết kinh nghiệm của người ta chưa chắc đã thích hợp với bạn, tiếp đến người ta chưa chắc đã từng khởi nghiệp, mà những điêu họ nói với bạn chẳng qua là những điều lượm lặt rồi công thêm phân tích của họ mà có. Người khởi nghiệp cũng phải cận trọng với những người được gọi là mentor – thầy hướng dẫn khởi nghiệp nhưng chưa từng khởi nghiệp, vì khởi nghiệp là môn Khoa học Thực tiễn, nếu chưa Đích Thân khởi nghiệp, thâm chí từng trải qua nhiều lần khởi nghiệp, chưa trải qua thành công và thất bại của quá trình khởi nghiệp, thì chẳng có ai có tư cách dạy người khác khởi nghiệp.

Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp việc xảy ra chia rẽ và tranh cãi trong các vấn đề Chiến lược, phương hướng là thường xuyên, cũng là hiện tượng hết sức bình thường. Là người sáng lập, bạn phải có khả năng tự quyết định, không được để những lời nói ra nói vào xô đẩy, phải dám tin vào trực giác, dám đập bàn tức tốc ra quyết định, tức tốc hành động, tức tốc điều chỉnh. Tức tốc đập bàn ra quyết định và hành động là sức chiến đấu lớn nhất của cty start-up, cho dù đập bàn mà có chút sai sót khi ra quyết định còn tốt hơn là đám người nhao nhao mà chẳng có ai lãnh đạo.

Làm một người cầm quân, phàm việc gì cũng cần tự mình suy xét, cần tôn trọng trực giác và dám kiên trì.

 

Hiện tại với tôi trên con đường start-up bắt đầu tôi chỉ tham khảo các giải pháp và tạm thời theo giải pháp của tôi đó là Chấp nhận làm start-up khi mình chuyên về vấn đề gì đó nhất (thì đương nhiên mình sẽ thiên vị về mảng đó rồi) bắt tay vào làm luôn chứ không đợt các mảnh ghép khác hoàn hảo thì mình mới bắt đầu. Và tìm kiếm các mảnh ghép trong quá trình mình làm (Như tôi thấy tubudd bạn founder xuất thân mạnh về mảng truyền thông nên họ đánh họ cứ mang trống đi đánh mặc dù team IT làm platform còn yếu và chưa theo kịp, gody mạnh về mối quan hệ và tài chính thì họ cứ đầu tư dàn trải có sao đâu) và vấn đề nữa là tôi chấp nhận với sản phẩm MVP và cố gắng làm theo giải pháp Eric Ries xem sao?

Còn các bạn có giải pháp nào tốt hơn không thì chia sẻ với mình với startupdulich@gmail.com

facebook.com/khoakhuat

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.