Làm thế nào để Du lịch có “phong cách”

Không nên là một vị “Khách hàng rào”

Có rất nhiều địa điểm thú vị và phổ biến nhưng chưa đúng thời điểm vì chúng nằm ngoài khả năng về thời gian hoặc tài chính, nên lựa chọn những điểm đến thích hợp với bản thân hơn. Với một khoản chi phí khiêm tốn, có lẽ không nên chọn một nơi đắt đỏ như Monaco, London, Venice, St. Barth, Mykonos… để rồi trở thành một vị “khách hàng rào” chỉ được ngắm nhìn từ bên ngoài chứ không thể tận hưởng thực tế bên trong vì một đêm trong khách sạn hoặc một bữa ăn có thể bằng cả một chuyến du lịch. Để tránh tình huống phải “bào chữa” cho sự thiếu hụt điều kiện từ những nhu cầu “sang chảnh” của người yêu, vợ hoặc con cái thì tốt nhất đừng nên chọn những địa điểm này để đến. Thay vào đó, cũng cùng một ngân sách, chúng ta hoàn toàn có thể tận hưởng một kỳ nghỉ “xa xỉ” với ẩm thực phong phú, phong cảnh kỳ vĩ và văn hóa không kém phần độc đáo ở đất nước nào đó gần hơn hoặc không phổ biến lắm.

Vậy Du lịch có phong cách là gì?

Phong cách được quyết định bởi kiến thức, văn hoá, trải nghiệm, kết hợp cùng cảm nghĩ của bản thân tạo nên cái gout riêng của mỗi người. Và với việc đi du lịch, phong cách thể hiện ở cách hưởng thụ và trải nghiệm điểm đến. Do vậy, du lịch có phong cách không phải là chọn điểm đến nổi tiếng hay ăn ở sang trọng mà đó phải là việc biết cách hưởng thụ đúng với những gì bản thân xứng đáng. Vì thế, tôi cho rằng “Travel in style” không chỉ dành cho người giàu có, mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu phong cách du lịch, chỉ cần bản thân có gout riêng, hiểu rõ mình muốn gì, thích gì và biết cách lựa chọn những điều đó trong khả năng cho phép. Những trải nghiệm trọn vẹn cùng với nhiều yếu tố khác sẽ tạo nên cuộc hành trình, đó mới chính thực sự là một “điểm đến” hoàn hảo. Như một câu nói trong Phật giáo:

“Hạnh phúc không phải là đích đến mà là cả một hành trình”.

TIP: Kỳ nghỉ trọn vẹn với 3 “KHÔNG”
Du lịch có phong cách trong thời buổi hiện nay sẽ ra sao? Với tôi, tận hưởng chuyến du lịch một cách trọn vẹn nhất gồm có 3 chữ “KHÔNG”, được áp dụng cho mọi kì nghỉ:

+ Không đi vào mùa cao điểm

+ Không ở một nơi ít hơn 4-5 đêm

+ Và Không lựa chọn những điểm đến quá phổ biến”.

Hai lựa chọn đầu là để đảm bảo cho bản thân có đủ thời gian và không gian để tận hưởng điểm đến một cách trọn vẹn nhất. Và chữ “không” cuối cùng là cách tôi khuyến khích chọn để chúng ta bước lùi lại nhưng vẫn có thể cảm nhận điểm đến nhiều hơn và sâu sắc hơn.

Thái Công

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.