Những điều Startup Du lịch bắt buộc phải biết

Đây là một bài tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet của StartupDuLich.com để giúp các bạn có thể hình dung và biết được những điều startup Du Lịch cần phải biết trước khởi nghiệp!

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 6/2018 ước đạt 1.183.102 lượt, tăng 1,9% so với tháng 5/2018 và tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 7.891.530 lượt khách, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2017. Chúng ta cũng biết ngành du lịch Việt Nam đang trong thời kỳ tăng tốc. Nhiều danh lam thắng cảnh của Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới trong con mắt du khách nước ngoài.

Vì thế, khởi nghiệp trong giai đoạn này mang đến startup những lợi thế đầy tiềm năng. Bởi đây là thời điểm quy tụ nhiều lực đẩy và lực hút cùng chiều tạo đà tăng trưởng nhanh, mạnh. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số, nhiều mô hình kinh doanh dịch vụ online, các website du lịch đã ra đời. Trong đó có thể điểm qua các trang web trực tuyến về tour, máy bay, khách sạn như: traveloka.com; Mytour.vn; saigon-tourist.com; ivivu.com, vntrip.vn… mà nổi bật nhất là startup triip.me đã vươn tầm ra quốc tế.

Lợi thế nhiều mặt là vậy, nhưng để thành công không dễ. Theo Diego Saez-Gil – nhà sáng lập startup WeHostels, startup Du Lịch có tỷ lệ thất bại cao hơn mức trung bình. Để vượt qua những thách thức, trở ngại trên hành trình khởi nghiệp không chỉ đơn thuần cần niềm đam mê mà phải biết cách khởi nghiệp bài bản và chuyên nghiệp.

Xác định đúng thời điểm

Một trong những câu hỏi cần thiết nhất khi lập một startup đó là: “Tại sao là bây giờ?”

Đây là câu hỏi thực sự quan trọng và phải được cân nhắc cẩn thận. Để trả lời câu hỏi này, nhà sáng lập cần trả lời nhiều câu hỏi liên quan: Tại sao phải đưa ra những sản phẩm, dịch vụ chưa từng xuất hiện trước đó? Công nghệ đã đáp ứng được yêu cầu công việc hay chưa? Khách hàng có cần dịch vụ, sản phẩm mà startup cung cấp không? Lượng khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm có đủ lớn để tạo nên phân khúc thị trường mới?

Để trả lời câu hỏi này thì không còn cách nào khác là nghiên cứu trước khi làm startup. Không chỉ hiện tại mà cả trong lịch sử. Đó là lý do vì sao các công ty dù lớn và thống trị hàng năm vẫn phải bỏ ra hàng chục triệu, hàng trăm triệu, hàng năm trời, chỉ để thu được kết luận có khi chỉ dài hết… một dòng. Bạn không có nhiều tiền đến mức đó? Ở Mỹ và các nước phát triển, tài liệu công khai có nhiều và trả giá cho một ít tài liệu “hạn chế” không khó. Ở Việt Nam thì thực sự là vấn đề.

Thị trường lớn nhưng đừng cố đun sôi cả đại dương

Nhà đầu tư mạo hiểm sẽ nói với bạn rằng số liệu thứ hai họ nhìn vào (sau con số khách hàng bạn có) là quy mô thị trường tiềm năng.

Tuy nhiên, nỗ lực xây dựng công ty trong thị trường nhỏ cũng gần tương tự làm một cái cho thị trường lớn. Bạn không thể đun sôi cả đại dương. Facebook bắt đầu bằng cách tập trung vào các trường đại học. Airbnb lúc đầu chỉ nhằm vào mấy hội nghị quốc gia ở một vài thành phố. Chẳng ai phục vụ được tất cả, dù ở quy mô nào. Đặc biệt trong du lịch có sự khác biệt rõ rệt về cung-cầu trong khu vực địa lý khác nhau, rất khó để áp dụng cùng một chiến lược xuyên từ nơi này đến nơi khác như Uber, Groupon. Với startup, phân đoạn, quên đi hàng triệu lượt tải phù phiếm, thay vào đó là tập trung vào hiểu biết và phục vụ tốt một nhóm nhỏ khách hàng cốt lõi trước khi mở rộng ra toàn bộ thị trường.

Thị trường mới nổi có nhiều cơ hội, nhưng cũng lắm thách thức lớn

Tương tự như mạng lưới điện hay đường sắt được phát triển trước hết ở Mỹ và châu Âu, hàng thập kỷ sau mới lan rộng ra các phần còn lại, có nhiều dịch vụ startup Du lịch còn khá mới hoặc chưa có ở thị trường mới nổi. Thanh toán trực tuyến và mạng không dây là hai ví dụ điển hình về loại hình dịch vụ vẫn đang tiếp tục phát triển.

Sự đi lên của Startup Du Lịch mới nổi là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp xây dựng giá trị. MakeMyTrip ở Ấn Độ và Qunar ở Trung Quốc là hai ví dụ rõ nét. Các khu vực như Đông Nam Á, Nga, Mỹ Latinh, châu Phi theo thời gian rồi cũng dần nhập cuộc nhanh chóng. Nghe có thể không “tuyệt” bằng thị trường phát triển, nhưng cơ hội mang lại thì lớn hơn và cũng dễ dàng nắm bắt hơn.

Tất nhiên, thách thức và cơ hội là ngang nhau: các quy định của Chính phủ (như có thể xuất hiện một vài quy định khá khó hiểu, rồi thuế, bảo hiểm xã hội chiếm 40% lợi nhuận), nguồn vốn, ngôn ngữ, tỷ giá, gian lận, mất lòng tin… Cần nhiều hơn đó là sự kiên trì.

 “Chỉ có hai cách để xây dựng một startup 100 triệu USD.”  là Sử dụng hệ số lan truyền (hiệu quả nhất là Internet), khả năng lan tỏa cao cho phép tích lũy một lượng lớn người truy cập để có được tỷ lệ tiền kiếm được theo đầu người ổn định; hai là những Giá trị lâu dài (LTV – LifeTime Value) trên đầu người cao, đem lại khả năng chi tiêu hào phóng để thu hút khách hàng.” Nhà đầu tư startup Boris Wertz viết.

Tính mùa vụ cao:

Vấn đề trong ngành du lịch là tính mùa vụ cao, tức là tần suất giao dịch không ổn định, tạo nên độ rủi ro khá lớn. Một vài công ty hạn chế điều này bằng cách tạo ra hệ số lan truyền cao, chẳng hạn như Airbnb (nhờ vào bản chất chia sẻ ngang hàng tự nhiên của hệ thống mạng, liên tục tạo ra “nút” mới trong cung-cầu) hay TripAdvisor (nhờ hiệu ứng số nhân do người dùng tạo ra).

Song nhìn chung, hầu hết các công ty du lịch lớn (Priceline, Expedia, Kayak, HomeAway) đầu tư một lượng lớn tiền để thu hút khách hàng và tập trung thái quá vào ROI (tỷ lệ hoàn vốn).

Dù trường hợp nào, thì bài học là: nếu quan tâm đến việc tạo ra động cơ bền vững cho tăng trưởng thì phải hiểu sâu sắc về các con số kinh tế và làm cách nào đó để tăng các chỉ số cần thiết (nhưng tạo ra hệ số lan truyền cao có lẽ là khó xảy ra hơn cả).

Sử dụng Các công cụ mang hiệu ứng lan tỏa

Theo Ông Boris Wert – startup du lịch cần nhất hiệu ứng lan truyền để đạt hiểu quả cao

Điển hình lan toả trên các mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram, Youtube, SnapChat…) và chợ trực tuyến (eBay, PayPal, Skype). Điển hình các trang web thương mại điện tử như (Amazon, Fab) và những công ty “Phần mềm thường sử dụng dịch vụ – thương hiệu SaaS” (SalesForce, Intuit).

Nhà đầu tư và “chuyên gia” đang chán ngán. Đừng để họ làm nhụt chí, nhưng vẫn cần nghe cẩn thận!

Những người đã ở lâu trong ngành có xu hướng chán ngán các startup du lịch. Họ nghe quá nhiều về các ý tưởng hay ho thế nào rồi sau đó ngã đau đớn ra sao. Họ hay nhìn những người khởi nghiệp như đứa trẻ mới tốt nghiệp, họ yêu sự nhiệt tình của tuổi trẻ, nhưng ngay sau đó có thể dội ngay nước lạnh “tôi đã chứng kiến những bộ phim như thế mà cái kết không có hậu lắm…”

Đừng để họ làm nhụt chí bạn!

Các “chuyên gia” dày dạn kinh nghiệm có xu hướng hoài nghi về cái nhỏ, cái mới. Nhà kinh doanh Aaron Levie nói: Ý tưởng xấu cũng na ná ý tưởng tốt. Nhà đầu tư Paul Graham chia sẻ: Rất nhiều ý tưởng hàng tỷ USD ban đầu nghe như phim phim ảo tưởng. Những thứ không thành công trong quá khứ vẫn có thể thành công trong hôm nay. Nếu không, chúng ta đã không có iPad (Apple không phải người đầu tiên nghĩ làm ra máy tính bảng).

Nhưng lắng nghe để rút kinh nghiệm thì chẳng bao giờ thừa. Trải nghiệm của người đi trước và các bài học cũng quan trọng như vốn đầu tư vậy. Tinh thần của startup Du Lịch nên là: Thách thức hiện tại nhưng khiêm tốn tiếp thu ý kiến từ các bậc lão thành để hoàn thiện hơn.

  1. Xây dựng quan hệ

Dù làm bất cứ điều gì thì mối quan hệ luôn được đánh giá cao và không thể thiếu, ngay cả khi đó là đối thủ. Phép “thụ phấn chéo” trong mối quan hệ, với cả bạn bè, khách hàng, đối thủ, rồi bạn của bạn, khách của khách, đối thủ của đối thủ…, chính là một trong những yếu tố cơ bản hình thành nên tính dân chủ và đẩy toàn bộ ngành công nghiệp không khói này phát triển. Danh tiếng là tài sản lớn nhất bạn hoàn toàn có thể làm chủ và “chơi dài hơi” là khoản đầu tư tốt nhất bạn có thể thực hiện.

  1. CHẠM ĐẾN TRÁI TIM KHÁCH HÀNG

Khách hàng là người bạn luôn nhắm tới để bán hàng nhưng “trái tim” khách hàng là thứ bạn luôn bỏ qua. Đó là lý do, khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch khách sạn, nhà hàng, nói riêng – lĩnh vực với đặc thù vốn rất đa ngành và giá trị sản phẩm dịch vụ được đánh giá trên trải nghiệm. Startup Du Lịch thất bại khi chỉ biết theo đuổi yếu tố công nghệ, giả định quá nhiều thứ mà quên đi việc hiểu và chinh phục trái tim khách hàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.