Q & A về start-up của Hồ Việt Hải cofounder Triip

Mình chọn ra những câu Trả lời đặc sắc của anh Hồ Việt Hải founder của Triip.me để đọc và ngâm cứu!

1. Làm thế nào để thu hút người dùng muốn sử dụng ngay app của mình khi vừa xem Landing page hoặc mới dùng thử?
Chào anh Hải,
Đối với một ứng dụng tiện ích (ai cũng cần dùng, nhưng không quá tập trung vào một nhóm đặc biệt nào), làm thế nào để thu hút người dùng muốn sử dụng ngay app của mình khi vừa xem Landing page hoặc mới dùng thử? Và sau đó là giữ chân người dùng sử dụng lâu dài và nổi bật hơn so với các app khác tương tự?”

HVH:
1. Ứng dụng của bạn có tính năng quá nổi trội quá đặc biệt thì chỉ cần show 1 tính năng đó ra tự động người ta sẽ nhảy vào.
2. Nếu ứng dụng của bạn ko có gì nổi trội lắm thì bạn nên giới hạn số lượng người người sử dụng trong 1 ngày. Hôm nay tôi chỉ cho 1000 người vào xài, bạn đang là người thứ 880 ( đồng hồ counting chạy tiếp). Bạn làm điều này ít ra cũng tăng cơ may người ta nhảy vào download app của bạn. Còn để giữ chân người sử dụng lâu dài thì bạn chỉ cần nhớ 1 điều nhớ này và thực hiện theo nó. Cái này mình hay chia sẻ tại các buổi present về UX.

6 human needs: 6 nhu cầu tất yếu của con người
1. Certainty – Sự an toàn chắc chắn: Bản chất con người muốn cảm thấy an toàn. Bạn hay nghe các bạn gái nói với người yêu ” Chỉ trong vòng tay anh em cảm thấy an toàn”. Là một giống loài nhỏ bé trên trái đất, thường xuyên phải chịu thiên tai, và những bất ngờ nên con người tự đưa Sự chắc chắn/safety lên hàng đầu một cách vô ý thức. Mở rộng hơn ra, khi bạn hút 1 điếu thuốc, bạn chắc chắn rằng bạn sẽ có 1 cảm giác thoải mái. Khi bạn sử dụng FB, bạn post 1 stt, bạn chắc chắn rằng những người đọc được là bạn bè của bạn. Khi bạn mở cửa nhà, bạn chắc chắn rằng đó sẽ là ngôi nhà của bạn đón chờ bạn. Quay lại với thiết kế trải nghiệm đó là Bạn quảng cáo tính năng A, khi ngươi ta sử dụng, họ muốn chắn chắn tính năng A hoạt động như bạn quảng cáo và dễ tìm nó. Họ bấm nút Thoát thì nó sẽ thoát chứ ko đi nơi khác.

2. Uncertainty – Nhu cầu thứ 2 lại hoàn toàn đối lập với nhu cầu 1. Cũng như con gái. Trai nào mà an toàn quá, làm gì cũng đoán trước đc. Cứ sinh nhật là tặng quà, cứ 7pm thứ 7 là đi xem phim tại đúng 1 chỗ thì các bạn gái sẽ mau chán. Do vậy Good Girl mới thích Bad Boy tại Bad Boy cho cảm giác Mạo hiểm mới lạ mỗi ngày. Đây là điều tiên quyết để USERS COME BACK everyday. Facebook giúp bạn chắc chắn ( nhu cầu 1 ) rằng bạn bật lê sẽ thấy hình ảnh/ cập nhật từ những người quen. Đông thời Newsfeed sẽ chắc chắn luôn có những điều mới mà FB khéo léo lựa ra và cho bạn xem. Nên muốn làm 1 app/ web mà User quay lại hàng ngày thì bạn phải luôn có thứ mới hàng ngày để ngta quay lại xem. Nhưng những thứ mới này vẫn phải nằm trong Certainty của nhu cầu 1. Bạn có thể dắt bạn gái đi 1 nơi mới nhưng nó vẫn nằm trong sơ thích chung của người ta. Chứ con người ta sợ độ cao, bạn đổi mới cho lên chơi nhảy dù thì tạch ngay.

3. Significant – Cảm giác được quan tâm, được chú ý. Cho dù ít hay nhiều, ai cũng muốn được là trung tâm của mọi ngừoi. Điều này thể hiện rõ qua nhu cầu ngồi đếm Like của rất nhiều bộ phận dân cư. Rõ ràng bạn post 1 status lên mà không có phản hồi từ ai thì cũng buồn chứ. Vậy bạn hãy làm cho user thấy họ là 1 phần rất rất quan trọng của sản phẩm. Họ là ngôi sao. Tại Mikiapp.com thì mỗi người tải là 1 Người Tiên Phong giúp khai phá ebook VN. Tại Triip.me thì mỗi user là một đại sứ đại diện cho nền văn hoá sở tại. Họ ko phải là người dùng mà đang cùng Triip thay đổi cách người ta đi du lịch.

4. Connection: số 4 trái với sô 3 1 chút. Khi anh là trung tâm thì đôi khi anh sẽ bị lạc loài. Tuy nhiên, ko ai muốn ở một mình. Cảm giác Thuọc về một nhóm người ( hội đồng hương, hội cùng lớp, hội hút thuốc, Hạ huyệt Hội, hồng dâm hội các thể loại hội ) là yếu tố khiến Forum tại VN cực cực phát triển cũng như khi bạn ở trong 1 công ty, bạn bị loại khỏi một nhóm thì bạn cảm thấy rất cô đơn. Làm cho user cảm thấy họ là Nhóm Tinh tú nhất là người sử dụng đầu tiên, Họ là nhóm Cứu Trái Đất khi làm từ thiện…
Bất kì điều gì đảm bảo 4 yếu tố trên sẽ trở thành NGhiện. Hút Thuốc Lá đảm bảo đủ 4 yếu tổ trên.

5. Contribution: Bạn có cảm giác được đống góp vào 1 phần lớn hơn của 1 xá hội lớn hơn. Giống như giờ mình đang ngồi làm AMA tại Launch. Mình cảm giác mình đang giúp đc 1 cái gì đó

6. Growth: Việc tham gia vào 1 app, 1 cộng đông giúp cá nhân đó thấy mình tiến bộ. Ví dụ từ khi làm chân chạy việc đến lúc leo lên làm Đại Ca bảng đẳng. Đó là 1 quá trình gây nghiện vì nó hội đủ 6 yếu tố trên. Và FB cũng là 1 App hội đủ 6 yếu tố trên.
CÁc yếu tố này áp dụng tốt cho cả xây dựng văn hoá công ty, HR hay chuyện nhỏ như yêu đường bạn nhé.

“Search 6 human needs, đọc Growth Hacking của Ryan Holidays, đọc sạch sẽ mọi sách liên quan đến Apple và Steve, rồi Delivering Happiness ( có trên Miki Ebook ). Cái quan trọng nhất khi làm UX ko phải là Kĩ thuật, Tool để làm Mà là MINDSET cách nghĩ của bạn. Mỗi ngày mỗi giờ, khi bạn nhìn bất cứ điều gì hãy nghĩ cách improve nó. Đi nhà hàng thấy phục vụ chưa tốt, ra nói chuyện với quản lý để họ làm tốt hơn. Bạn hãy tự khó tính về dịch vụ. Hãy biết nó thành bản năng. À ngoài ra đọc mấy quyển của Adam Khoo luôn nhé. Có tiền thì sang Sing học khoá của Adam”

2. Phương pháp thử nghiệm sản phẩm (prototype, close beta) với nhóm người dùng đầu tiên hiệu quả?
“Phương pháp nào để thử nghiệm sản phẩm (prototype, close beta) với nhóm người dùng đầu tiên hiệu quả? Để có thể thu nhận được các feedback và cải tiến prototype. Theo kinh nghiệm của anh thì quá trình đó nên kéo dài bao lâu và dấu hiệu nào để xác định được là sản phẩm mình phù hợp để đẩy mạnh đầu tư hay nên đổi hướng?”

HVH:

“1st Prototype của bọn anh là làm app. Làm 2 tuần thấy khó làm được quá. dẹp => web. Web ngồi cặm cụi làm đúng mấy cái cơ bản: tạo triip, xem triip, book triip.. bên ngoài nhìn ổn ổn, bên trong nhìn thấy gớm. Launch luôn, để đó buôn bán hơn cả năm. Chảsao. Cứ thế giải quyết chuyện grow. Rồi sau đó thấy KH hỏi nhiều quá, la làng nhiều quá nhưng ko có xiền thì cũng ngồi ngó. Vậy đến chuyện đi xin tiền. Xin ko được bán nhà, bán rồi chơi nâng cấp sản phẩm 1 chút. còn hiện tại thì đang viết lại toàn bộ frontend vì nó ngu quá. Khi nào KH chửi nhiều thì làm em ạ”

4. Start triip.me bao lâu thì bắt đầu có doanh thu & doanh thu đó đến từ đâu và có được như thế nào?
HVH:
“Bọn mình launch bản alpha tháng 1. Tháng 4 thì lên Techinasia và tháng 6 thì có booking đầu tiên. Vì bọn mình là 2sided market nen bọn mình tập trung phần CUNG trước, phần cầu sau. Từ tháng 1 đến tháng 6 thì bọn mình tập trung tìm Local Expert. Và cho đến này, tập trung cho phần cung vẫn là mục tiêu số 1 của bọn mình.
Doanh thu đầu tiên là từ Khách đọc bài của Triip trên Bbao rồi sau đó book thử. Ngoài ra một nguồn rất lớn là Word of Mouth. Cofounder của mình là tour guide 10 năm, có mỗi quan hệ bạn bè quốc tế rất nhiều nên khi launch ra thì bọn mình Email cho từng bạn trong network để giới thiệu. Sau đó thì nguồn khách này là nguồn khách đều đặn nhất”

5. Đối với sản phẩm như Triip.me kênh marketing nào là hiệu quả nhất?
Câu thứ 2 của mình là đối với triip.me thì kênh marketing nào là hiệu quả nhất? Và các bạn triển khai các kế hoạch marketing như thế nào trong điều kiện chi phí hạn hẹp?”

Hai Ho:

“Kênh tốt nhất là Growth Hack mũ xám. Tìm đủ mọi cách để có thể Gửi thông điệp Mass tới đụng đối tượng và test copywriting ( ko chơi như bọn bán sim số nhé. Nhưng tưởng tượng bọn spam bán sim số nó gửi đụng người mua sim số thì hiểu quả dã man thế nào). Có 1 số cách nên tính theo luật chuẩn nước ngoài thì sẽ bị coi là đen. Nhưng mèo đen mèo trắng, mèo nào bắt được chuột là tốt.
Ngoài ra mình vô cùng may mắn khi tự định hình được 1 câu chuyện . Và câu chuyện đó được TIA, chính xác hơn là Anh Minh Do đưa lên với mọi người rồi từ đó các báo lớn khác biết đến. Ngoài ra 1 kênh nữa là đi Hội thảo của ngành ( chứ ko phải hội thảo startup) cụ thể là mình năn nỉ xin xỏ rất tốt để được đi chia sẻ về ứng dụng Technology vào Travel tại các hội nghị của Travel.
Ngoài ra cứ thấy giải thưởng gì, to nhỏ gì ở nước ngoài là đăng ký hết. Nó sẽ tập cho các bạn cách viết PR tốt hơn. Đi thi ko được giải cũng được nhưng nó sẽ mang lại Press cho các bạn. Và đi thi hay đi pitch investor cũng hỏi chừng đó câu thôi. Nên đi thi nhiều thì luyện được thêm kĩ năng trả lời.
** Khi Kinh Phí KHÔNG có ( hạn hẹp là ko có, được đầu tư cũng là ko có) thì Đặt câu hỏi sau: Cái gì MIÊN PHÍ MÀ NHẮM ĐƯỢC Đối tượng mình cần nhắm = > quất,
Cái gì phải trả phí mà nhắm được đối tượng mình cần nhắm => kiếm cách growth hack. Ko được nữa thì Pay.”

6. “Key activities” làm nên giá trị của triip.me là gì?

HVH:
“Triip chọn câu này: The happiest way to enjoy truly local experiences. Triip có nhiều tiền bằng thằng khác ko, ko quan tâm. Triip có doanh thu bằng thằng khác ko, có thể. Nhưng cái quan trọng, Local expert và Traveller phải vui, phải sướng, Và team Triip ngồi làm cái gì cũng nghĩ làm sao cho khách vui khách sướng nhất. Cộng thêm một cái, trong team là gì cũng phải thấy Happy. Bọn anh ham chơi, nên ko rảnh đi cày chết cha chết ông để cuộc đời trôi đi.
Vả lại bọn anh làm travel mà, ko chơi, ko travel, ko happy thì mang lại được happiness cho ai. Do đó team anh , chiều 2,4,6 4pm đi bơi. Trưa nâu cơm tự ăn, rau sạch tự kiếm nguồn. Một tháng đi du lịch 2 lần gì đó. Đi tour trên Triip. Còn đi nước ngoài thì giờ nướcn nào cũng có bạn của Triip. Cứ thế mà đi khỏi phải nghĩ. Team có tại Europe, Japan, Indo.. vẫn tìm cách chơi với nhau sao cho nó dzui.”

 

Trước khi bắt đầu xin thông báo trước là phần chia sẻ này thể hiện quan điểm cá nhân và những gì quan sát, nghe ngóng được từ các bạn các bậc đàn anh khác đã và đang cùng khởi nghiệp. Nó sẽ không thay đổi startup của bạn nhưng nó sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian từ kinh nghiệm sau.

1. Tuyển dụng trước khi tuyển dụng
Tuyển dụng cũng giống như là mua bảo hiểm sức khoẻ. Đến lúc bạn cần chắc chắn bạn sẽ không mua được. Đây sẽ là việc mà các bạn sẽ làm từ khi còn ngồi học cấp 3, Đại học cho đến khi bạn nghỉ hưu. Hãy nhớ rằng bạn sẽ không biết cuộc đời của bạn sẽ đi đến đâu, đặc biệt khi máu làm startup đã có trong bạn, do đó hãy luôn luôn giữ một danh sách những người bạn có tài trong mọi lĩnh vực.

1a. Hãy cám ơn FB, đặc biệt là FB friendlist. Mình là một người sử dụng FB Friendlist hơi bị khùng. Mình lưu các bạn add từ Launch trong list “Launch”, mình có list “Designer”, ” Engineer”, “Potential” dành cho các bạn trẻ,sinh viên chưa biết giỏi cái gì nhưng được cái nhiệt tình, chịu khó. Nên có thêm 1 list là KOL ( Key Opinion Leaders) đây là list những bạn có tiếng nói, có tầm hưởng, có fanlist khủng để giúp các bạn có thể broadcast thông tin của mình đến với nhiều người. List “Girls” thì mục đích chính là để giải trí mỗi ngày tuy nhiên đừng xem thường họ nhé. Bạn phải hiểu là trai giỏi cỡ nào thì cũng thích xem gái xinh nên biết đâu họ không đọc tuyển dụng của bạn trên web mà là từ FB của một hotgirl nào đó thì sao? Và nếu không làm gì thì cũng lâu lâu vào comment, like những talent mà các bạn đã để ý để bạn nằm trong trí nhớ của họ. Follow FB cũng là một cách tốt để xem được tính cách, sở thích, gu làm việc của những người mà bạn cảm thấy okie. Điều này còn quan trọng hơn cả việc họ có giỏi thật hay không.

Do ở VN FB khá là phổ biến nên bạn có thể sử dụng cách này với hầu hết các bạn. Tuy nhiên với một số bạn hơi geek thì họ lại không sử dụng FB mà có khi là viết blog cá nhân, Twitter (như anh Dong Nguyen), Tumblr, Medium, ZideanArt, DevianArt, Behance ( cộng đồng designer) thì bạn cũng nên tìm cách để follow theo dõi thường thường.

Có thể chỉ nói tới đây thôi các bạn đã thấy có quá nhiều thứ để follow rồi đó. Đó là mình chưa nói tới Linkedin nhé. Nhưng hãy tự nhắc bản thân rằng: “Tìm đúng người thì mọi thứ khác sẽ tự có đúng cách. Đây là việc tối quan trọng mà bạn cần làm với tư cách 1 Founder ở thời gian đầu và CEO khi công ty phát triển“. Mình đã được học từ bậc đàn anh mấy năm trước rằng đến chú bảo vệ, cô lao công cũng phải tự mình đứng ra tuyển. Công ty càng lớn thì càng cố gắng tự mình đứng ra tuyển. Đây không phải là đúng hay sai nhưng điều này cũng giống như cho con bú sữa mẹ: càng cố kéo dài nó càng tốt trong khi sự khác biệt của việc tự mình tuyển hay tham gia tuyển nó chỉ thể hiện ở một thời điểm rất xa trong tương lai. Đến bây giờ thì mình đều tự tay tuyển mọi vị trí từ lớn đến nhỏ.

Rồi phần này nói tới đây, việc còn lại là các bạn để trí tưởng tượng của mình bay hết mức xem có thể làm được gì nhiều hơn những gì được viết ra để áp dụng cho bản thân. Giờ nói chuyện khác heng.

1b. Nhắc nhở bạn bè thường xuyên “Nếu có gặp ai thú vị, giỏi giỏi thì có dịp giới thiệu nhé, cho dù người ta không ở cùng lĩnh vực của mình” Điều này sẽ phù hợp khi bạn đột ngột phải làm Founder/CEO và phải bổ sung đủ bộ máy nhân sự ở cả những lĩnh vực mà bạn không có thế mạnh. Rõ ràng nếu bạn là Engineer thì việc tìm một team engineer sẽ không khó bằng bắt bạn tìm 1 người design tốt hoặc 1 người làm kế toán xuất sắc. Mình khá may mắn khi có 1 network bạn bè ở nhiều thể loại khác nhau và mình luôn mong muốn gặp gỡ những người làm ở càng xa chuyên môn càng tốt. Và nhắc lại là nên nhắc lại thường xuyên với bạn bè là ” có gặp ai thú vị thì nhớ giới thiệu” Nó phải lặp vào đầu người ta như là thương hiệu của mình. Như có 1 anh bạn của mình cứ gieo vào đầu bạn bè là “Mày gặp ai mà đẹp mà chân dài thì cứ giới thiệu cho tao nhé” Riết rồi bạn bè cứ thấy em nào chân dài đẹp đẹp là chụp hình báo cáo liền. You never know rite?

1c. Lựa chọn một số cuộc thi có uy tín để theo dõi. Biz Dev thì có nhiều Biz Plan, Marketing Challenge gì gì đó.. cứ bu vào coi mấy bạn Top. xong lục kiếm cách để connect. Engineer thì cứ kiếm Hackathon thiếc, lâu lâu đọc báo coi chú nào bị bắt ( just kidding ), Designer thì kiếm cuộc thi quốc tế mà có chú VN nào tranh tài chứ nói thiệt mấy cái thi thiết kế ở VN làm cho vui thôi.

1d. Nhớ đưa toàn bộ mấy bạn giỏi ở trong mấy công ty xịn mà bạn biết là nhân viên ở đó rất giỏi rồi bu bám, chỉ cần thấy status: “chán việc”, “muốn thay đổi” thì bạn phải là người đầu tiên nhảy vào “sao… đi cafe tâm sự đi.. biết đâu tìm được con đường mới”. Điều này là điều mà 2 sếp ở 1 công ty cũ và 1 công ty hiện tại đã làm với chính bản thân mình. Kiên trì lắm ý. Hơn 1 năm từ lúc nhắn nhủ đến lúc mình thực sự tham gia.

1e. Tuyển dụng khi chia sẻ: Nên thường xuyên chia sẻ, đặc biệt là tại Launch, Barcamp và các diễn đàn chuyên môn hoặc không chuyên môn rồi tìm xem các bạn nào có bình luận có chiều sâu và có tính góp ý. Chú ý là khi chia sẻ thì làm ơn đừng có chém về bản thân đừng có chém về công ty gì cả. Đơn thuần viết cái gì có ích cho người đọc thôi. Ví dụ như là cái note các bạn dang đọc nè. Tóm lại ai đang đọc đến đây rồi thì kéo xuông Comment: “tôi hứa sẽ viết 1 cái note chia sẻ những gì tôi hiểu biết sâu để cho công đồng cùng hưởng lợi đi” rồi mình sẽ so sánh tỉ lệ người bấm like và những người có comment rồi những người thực sự viết thì các bạn sẽ hiểu là có bao nhiêu người thực sự có quyết tâm tuyển dụng người tài thực thụ. Và nếu bạn có thấy ai viết thực sự như lời kêu gọi này thì đó là minh chủ tốt để bạn cùng gắn bó đó.

2. Cách tuyển dụng:

2a. JD
ĐM các thể loại lười! Ừa tui thích tui chửi vậy đó. Nghĩ sao cuộc đời, sự nghiệp của người ta mà không đáng để bỏ ra 1 ngày ngồi viết cái JD (Job Description) cho đàng hoàng mà toàn viết kiểu như bạn nào đó comment là “viết như đăng cột điện”.
Nếu bạn không thời gian ra cho tôi tại sao tôi phải bỏ công sức cho bạn. Đời nó đơn giản vậy thôi mà.

Đồng ý là không phải ai cũng biết viết, đồng ý là viết cho tốt không có dễ. Vậy giờ làm cái dễ trước đi: tìm những cái nào người ta viết tốt rồi thì học theo người ta. Mình có thể mượn bố cục, mượn 1 số ý chính còn mô tả cụ thể, câu chuyện cụ thể, động cơ động lực là của mình mà. Và nếu viết chưa tốt thì viết ra rồi đưa cho bạn bè mình nhờ sửa lại. Kiếm cách để cho nó tốt lên.

Còn nếu ko thì nói thẳng ra mình dở đi. Mình đã từng làm 1 cái hình tởm tởm rồi ghi rõ: Tôi đang tuyển designer vì như bạn thấy rồi đó, cái quảng cáo tuyển dụng này quá tởm. Xong cái đó được share quá trời luôn đó.

Cái chuyện viết thì miễn là mình thực sự chú tâm cho nó và chịu đầy tư thời gian thì sẽ làm được tốt.

Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất để bạn phải đầu tư vào JD là điểm này: Bạn chỉ có vài dòng để thuyết phục được 1 người giỏi tham gia cùng với bạn. Nếu bạn làm được điều đó, đồng nghĩa là khả năng bạn sẽ thành công cao hơn. Độ HOT của JD tỉ lệ thuận với Độ HOT của chính STARTUP của bạn. Nếu bạn viết 1 JD giải thích cụ thể về những gì bạn sắp làm và không ai tham gia hưởng ứng, ko ai share cho bạn có nghĩa là người ta chưa thực sự hiểu những gì bạn đang làm hoặc số người quan tâm quá ít. Nếu vậy thì bạn nên suy nghĩ lại về việc bạn đang làm nhé.

Và làm ơn làm phước đừng có viết kiểu như là ” Tôi sắp làm 1 startup mới rất bí mật sẽ hoành tráng lắm. Tôi cần cộng sự” Bạn sẽ chỉ nhận được những người tò mò chứ ko phải người giỏi. Cách trên chỉ áp dụng khi Founder là người nổi tiếng/thành công rồi. Ví dụ như bây giờ cỡ như Dong Nguyen, viết 1 cái JD 1 dòng ” New project, Need Engineer” thì cũng đủ 1 đống người apply rồi. Còn nếu bạn chưa ở mức đó, nói ra cụ thể đi. Mà nếu bạn không thể nói ra startup của bạn làm gì 1 cách dễ hiểu trong vòng 7 nốt nhạc thì cũng làm ơn, làm chuyện đó trước đi rồi hãy startup.

2b. JD cho Engineer: Đặc biệt với Engineer thì ko nên viết dài dòng hoa mỹ nhiều lắm.
Tất nhiên bạn cần bán tương lai của mình cho họ nhưng nên luôn đi kèm theo 1 thách đố nào đó để họ giải ngay và luôn.

Mình hay sử dụng www.geeky.vn để kiểm tra ứng viên vì mình ko phải dân kĩ thuật. Tuy nhiên cho dù bạn là ai thì cũng nên sử dụng www.geeky.vn. Cứ lên level 2 thì là hàng giỏi. Level ở mức cao thủ. Còn chưa giải được 1.1 thì thôi…khỏi mời chi cho mất công. Bài test của Geeky không chỉ đánh giá về năng lực mà còn có cả thái độ ( điều này siêu quan trọng nhé ) và được nó đã được nhiều bộ não bỏ chất xám thiết kế ra cũng như đã thử thách trong môi trường thật khá tốt.
Gần đây nhất là 1 bạn engineer ở Sillicon apply cho mình để làm tại VN. Mình reply gọn nhẹ. Show me how good you are on Geeky. 10 ngày sau, bạn ý quay lại với kết quả 2.1 và bảo là tao làm nữa cũng được nhưng tao nôn nóng qua Việt Nam gặp thằng cháu có ông chú làm ở Vịt Tel quá. Và bạn ý còn nói là tao rất ấn tượng với bài test của mày. Thấy hem, startup do founder ko phải là Engineer ở Việt Nam mà hù cho engineer ở Sillicon xanh mặt nữa mà.
Về JD của Engineer thì còn 1 điểm nữa là các bạn có thể học hỏi từ chuyên gia là SSS (Sillicon Straits Saigon) cứ qua đó ngồi nghiên cứu cách người ta viết, cách người ta tuyển rồi làm theo là được khối điều rồi nhé.

2c. Cấu trúc 1 JD cho startup nghèo mà muốn kiếm người giỏi
Chỉ có 1 thứ có tính thuyết phục tốt hơn tiền lương Khủng từ các ông lớn khiến người giỏi chấp nhận bỏ để đi cùng bạn: cái Tình.
Tình đồng chí khi người ta thấy được bạn giống người ta, có cùng đam mê, nhiệt huyết và sở thích. Bạn thích sách muốn làm ebook reader thì bạn phải thuyết phục họ ngay từ dòng đầu tiên bạn là một người nghiện sách thực sự. Bạn muốn làm du lịch thì quăng ngay 1 tấm ảnh cái hộ chiếu chằng chịt dấu hoặc cả một quả địa cầu đầy những nơi bạn muốn đi. Bạn yêu nhạc và muốn làm ứng dụng nghe nhạc thì ít ra list 1 loạt các band nhạc mà bạn điên cuồng… bạn sẽ tìm được 1 đồng sự cũng là fan cuồng thì lúc đấy: tiền ko là vấn đề mà vấn đề là chú có ngoan hay không.
Tình yêu: cái này thì đánh vào được 1 bộ phận những bạn giỏi đang ở xa VN mà lại có người yêu đang ở VN. Viết 1 dòng đại loại như ” Bạn sẽ tiếp tục làm công việc yêu thích và ở cạnh người yêu. Bạn sẽ không phải chọn lựa 1/2 nữa. Hãy gia nhập cùng chúng tôi và để chúng tôi giúp cho tình yêu xa cách của bạn trở thành dĩ vãng. Tất nhiên lương sẽ không cao bằng ở Mỹ nhưng liệu nó có cao bằng nụ cười của bạn gái bạn mỗi ngày không?
Làm sao để tìm được các bạn này? Lục Facebook, điều tra relationship, lấy UID lấy Email, và chạy FB Ads. Tuyển người phải ở trình như vậy mới kiếm được người giỏi các bác ạ.
Em móc 1 bác ở Spotify về VN vì chữ Tình này rồi đấy.
Còn lại cái chữ Tình khác như: Tình đồng hương, Tình tình tình gì thì để lại cho trí tưởng tượng của các bạn bay nhảy.
Sau phần mở đầu như vậy đến phần Mô tả thì viết theo cách phù hợp với môi trường của bạn thôi.
Bonus: JD tuyển Internship. Cứ ngó cái Triip Internship Bootcamp của em nhé. Giúp cho các bạn sinh viên thật nhiều giá trị thì các bạn sẽ giúp lại mình.

2d. Phát tán JD:
Mọi cách có thể, chạy FB ads càng targeted càng tốt. Ngoài ra thêm 1 kênh là nhắm vào các trường ĐH có mấy thầy cô hot hot. Như Finance thì có thầy Tài Trần bên RMIT, PR có thầy Kenny Sang, Social Media có thầy Nguyễn Ngọc Long…. đi qua kênh mấy thầy thì kết quả cao hơn và cũng hiểu được tính cách hơn.
Còn nếu post trên FB của mình thì đừng có mong là Post cái FB rồi nhờ bạn bè share là họ share đâu nha. PM cho từng người một trước khi post. “Ê 2 ngày nữa tao sẽ post 1 cái post tuyển dụng, có gì mày share giúp nhen” Rồi sau đó lúc post thì nhắc thêm 1 lần nữa. Tự nhiên 1 lúc có 1 đống bạn bè 1 đống người post cái job của bạn thì ít ra trong vòng xung quanh bạn tự nhiên thấy cái Job này hot.
3. Cách tương tác với ứng viên
4. Cách phỏng vấn
5. Cách Welcome thành viên mới
Hix còn 3 phần nữa nhưng tạm thời dừng ở 2 phần đầu đã nhé. Coi mọi người có quan tầm 3 phần sau không thì viết tiếp. Lean startup mà. Cứ like cái page này rồi khi nào có nhiều like thì mình sẽ post thông báo tiếp. Mục đích mình lập ra page là để có chỗ viết lách mấy thứ này để share cho all chứ post trong Launch thì ko phải member ko đọc được mà cũng ko thích post lên Profile của mình.
Nhân tiện đã đọc đến đây thì dành 1 phút cho quảng cáo.
“Gửi Senior Backend Engineer của tôi. Tôi đã lặn lội xin 400 likes trên Launch để thức đêm thức hôm viết cái JD dài thật dài này để mong tìm ra bạn. Người mà thích sách, muốn làm cái gì đó cho nhưng người đọc sách tại VN mà còn đang bận công tác ở đâu đó. Hãy liên lạc với tôi, tôi sẽ chỉ cho bạn chúng ta có thể làm điều đó với www.mikiapp.com như thế nào. Hãy tải thử tại www.mikiapp.com, sử dụng code backend để đọc 1 quyển đầu tiên miễn phí rồi chúng ta cùng bắt đầu bạn nhé.

Vì mình sẽ nói cho bạn biết cách mà mình tuyển dụng: Sử dụng NLP để thu hút người tài. Và với nhiều bạn, điều đó là tà thuật nhưng.. cuộc đời nó thú vị vậy đó

Posted by Awesome Academy on Tuesday, 3 February 2015

3. Cách tương tác với ứng viên

Hoặc là Just Do It kiểu viết 1 cái JD xong quăng quật khắp nơi. Quăng xong không nhớ mình quăng ở đâu rồi khi ứng viên vào hỏi thì không có ai trả lời. Hãy tương tác với ứng viên ngay từ khi bạn đăng tuyển chứ đừng đợi đến lúc phỏng vấn mới ứng tuyển.

Thông thường, bạn sẽ viết 1 cái JD nói cho ứng viên biết là bạn đang tuyển ai, làm gì và đa phần sẽ yêu cầu nộp một cái CV. Tuyển lập trình viên cũng CV, tuyển designer cũng CV, tuyển lao công tạp vụ thì Hồ sơ xin việc. WTF?

Nếu lập trình viên mà viết CV giỏi thì chắc vào học khối C đi làm nhà văn hết rồi. Designer không múa ngôn từ giỏi nên người ta mới sang múa chuột đó trời nợ. Và đặc biệt những bạn LTV nào CV nhìn siêu đẹp trình bay siêu chuyên nghiệp thì có một phần trăm khá cao là chém giỏi hơn code. Những bạn làm HR ở các công ty Tech, Startup làm ơn nhớ Tech Geek thường thường hơi lạ lạ, hơi tự kỉ, hơi làm giỏi hơn nói. Đánh giá các bạn đó qua CV thì dễ để lọt người lắm.

“Rồi rồi, chém vậy đủ rồi? Vậy phải làm sao để tương tác với ứng viên qua JD và đánh giá ngoài CV?”

3a. Test. Test. Test. Test. Thuở xưa mình có làm ở TX ( ai thân thì biết ai không biết coi như thân… ai nấy lo), trong JD tuyển dụng không có để email hrdeptrai@traidep.com mà là một chuỗi số-kí tự mà nhìn vào chỉ có dân Geek mới hiểu và decode ra để lấy được email. Đó là cách các bạn tương tác với ứng viên ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bạn có thể hy vọng ứng viên thì thầm trong bụng ” Được, chưa biết chú thế nào nhưng anh thích cái thái độ của chú. Giải mã chứ gì, anh đây dư sức”. Đó, chưa gì mới qua cái email bạn đã lọc được 1 loạt các ứng viên dưới mức bình thường rồi. ( Tại sao phải lọc, thì cứ nhận vô hết đi? Xin thưa vào ngồi phòng HR đi rồi biết, đọc CV mất thời gian lắm lắm). Cách này mình đã áp dụng với các ngành khác như Design, Marketing.

Cụ thể là với Design thì JD ghi đơn giản: đưa Behance coi, với nhờ bạn làm giúp cái T-shirt nếu rảnh thì làm thêm cái app coi chơi. Với marketing thì tự đi marketing cái công ty đang quảng cáo này hoặc làm 1 plan đàng hoàng gửi cho xem luôn. Tới ngành kế toán bạn có thể chơi file Excel bài tập làm luôn (Tuyển General Manager của Uber ở VN thì không nói năng gì vòng đầu là quất 1 file excel khủng hoảng bắt làm trong vòng 1 nốt nhạc nhé). Mục đích của những bài tập này ngoài việc đánh giá trình độ thì còn là đánh giá sự nhiệt tình, độ ham muốn công việc của ứng viên. Bạn có thể thấy rất rất rất nhiều từ bài tập trả về của ứng viên. Thậm chí có những bài tập bạn có thể nhìn xong, khỏi qua phỏng vấn mời vào làm luôn.

Lúc này bạn có thể tự hỏi: làm vậy có khó quá không, công ty mình chưa có ngầu chưa có cool mà làm vậy rồi không ai nộp thì sao? Mời bạn đọc lại Bí Cấp hồi 1. Tuyển dụng thì phải kiên nhẫn để tuyển đúng người. Ráng nhịn đi, ko có Tuyển gấp 1000 công nhân để vào làm Startup được đâu.
Muốn công ty đi nhanh thì phải tuyển thành viên từ từ. Cứ kiên trì mặt lì thế nào cũng tìm được chú lính chì. (Đời hơn nhau chỗ này đó)

3b. Có một cách để tương tác và quản lý ứng viên tương đối tốt là http://smartrecruiters.com. Free nhé. SR giúp bạn đánh giá ứng viên bằng rating, note lại những điểm cần nhớ, reply trực tiếp cho ứng viên từ website và lưu lại thành thread. Giúp bạn move ứng viên từ vòng gửi xe sang vòng gửi mặt rồi đến vòng gửi thân. Nếu có muốn loại thì bấm Reject phát có template Chia tay không nói lời đau đớn giúp luôn. Công ty nào đông thì có thể chia sẻ account để cùng quản lý. Còn 1 cái lợi hại nữa là nếu mà nhà có điều kiện, muốn Test 1 ứng viên tiềm năng kĩ hơn thì hệ thống có tích hợp với những trang test khác đủ mọi loại để giúp bạn coi chân giò ứng viên ở những lĩnh vực bạn không giỏi.

3c. Tương tác tại nơi bạn post. Với những bạn đi kênh FB là chủ yếu thì để ý cmt câu hỏi của ứng viên. FB thì có Notification để nhắc bạn dễ rồi. Những kênh khác không có Notification như Trang tuyển dụng, Forum… thì bạn tìm cách coi có lấy RSS Feed được không. Nếu có thì subcribe để khi nàó có update mới nó báo cho mình biết. Cách bạn trả lời ứng viên A có thể làm cho ứng viên B hứng thú và apply đấy.

Đây là 3 điều mình quan sát được khi tương tác với ứng viên ở trước vòng phỏng vấn. Giờ mời các hạ chuyển qua phần tương tác lúc phỏng vấn. À khoan trước khi phỏng vấn thì có hẹn phỏng vấn chứ nhỉ. Note 1 cái nhỏ thôi: Khi nào gọi điện cho người khác không được thì làm ơn SMS giùm 1 cái. Cứ toàn chơi số bàn gọi người ta xong người ta gọi lại chả biết ai ra ai không à. Cái này áp dụng cho mọi trường hợp khác luôn nhé. Coi như là văn hoá ứng xử Miss Call đi.

4. D-Day – Vòng giáp mặt.

Chúc mừng bạn đã vượt cám dỗ tập trung đọc được đến đây. Theo một thống kê được nghiên cứu trên 99999 con tinh tinh thì 80% đã bỏ từ 5p trước vì bận sang FB check notification xong quên mất đang làm gì trước đó.

Vòng giáp mặt này có thể mình sẽ dành viết dài nhất nên bạn chuẩn bị tinh thần đi nhé. Lý do là mình có dịp ngồi cùng với kha khá các bạn phỏng vấn khác nhau: CEO, HR, Tech Lead, Design Lead… nên cũng có được kha khá quan sát. Tuy nhiên mình cũng thông báo là mình không có kinh nghiệm tuyển Finance, Luật, Reception, Bảo vệ nhé.

Ngoại trừ các bạn HR thì còn lại Đa phần phỏng vấn viên không biết phỏng vấn. Chúc mừng các bạn HR, bạn có thể yêu cầu tăng lương hoặc thưởng Tết ngay bây giờ với Sếp của bạn. Bạn chỉ cần đem note này cho sếp đọc.

Đọc đến đây mình dám chắc 90% số bạn sẽ ngồi cười ” Chắc nói đứa nào đây chứ ta đây phỏng vấn hơi bị chuẩn đấy. Thằng viết bài này lại dám múa rìu qua mắt thợ”. Ok, kính gửi các đồng chí nghĩ mình biết phỏng vấn. Mời các đồng chí viết 1 cái note về Cách phỏng vấn và post lên page này ngay và luôn nhé. Mình chỉ đợi cái này thôi, đỡ mất công viết.

Điều mình nói ở đây là Hãy thừa nhận mình không biết phỏng vấn, kể cả HR. Những gì các bạn học, biết đều chỉ có thể áp dụng khi phỏng vấn một số lĩnh vực các bạn chuyên thôi. Còn nên nhớ Note này dành cho những bạn phải tuyển cả những vị trí mình không có chuyên môn. Do đó bạn giỏi Tech thì bạn không thể đem cách phỏng vấn Tech của bạn sang cho Designer. Bạn là HR thì bạn không có đủ chuyên môn để phỏng vấn Product Manager. Mặc dù như ở điều 3 mình có chia sẻ một số cách để test ứng viên ở những lĩnh vực mình không giỏi trước phỏng vấn rồi nhưng mình mong các bạn MỞ RỘNG TRÍ ÓC và NHẬN MÌNH KHÔNG GIỎI ĐI. Để chuẩn bị học!

4a. Test again. FB Interview day: 6 vòng, test, test test rồi mới đến nói chuyện, trong lúc nói chuyện cũng đưa test ra cho ngồi làm. Google interview cũng test tá lả. Việc làm test trong ngày phỏng vấn cũng là một việc rất rất nên làm để xem ứng viên phản ứng thế nào trong tình huống bất ngờ và không chuẩn bị. Đa số các bạn ở VN sẽ không trông đợi là mình sẽ có bài test đâu. Nhưng như mình để cập ở trên. Lúc làm Test là lúc thể hiện rõ tính cách nhất. Có một số bạn sau khi qua vòng Test phỏng vấn của mình còn bảo việc đầu tiên em làm là ngó quanh phòng xem có gắn camera coi lén hay là màn hình máy tính có camera hay không. Chắc mấy bạn đọc sách xem phim nhiều 😉 Các bạn nên dành khoảng 1/2 tiếng – 45p cho bài test. Nói chung không cần nói gì nhiều, lạnh lùng đập bài test để nắn gân ứng viên trước.

Làm sao để có bài Test này? Thuở xưa mình có may mắn nhờ được 1 bạn engineer thân giờ viết hộ 1 cái bài Test PHP đủ để phân biệt lập trình viên có óc phân tích và tự học. Bài test đó đi cùng mình theo năm tháng qua biết bao nhiêu công ty. Sau đó tại công ty có team Tech ổn thì nhiệm vụ soạn bài test sẽ thuộc team Tech. Một cách khác nữa là có thể nhờ nhiều người cùng soạn bài test này. Đây là lúc phát huy các bạn bè khác ngành nghề mà mình đã đề cập trong hồi 1 hoặc lên mạng tìm các bài test của các công ty khác.

Một số bài test mình được biết đến là: code bằng tay trên bảng, vẽ UX tại chỗ, ngồi tính toán phân tích data trên excel, uống bia và làm bài…. Hãy để trí tưởng tượng của bạn bay ở đây nhé.

4b. Cũng đến lúc phải nói chuyện rồi. Phần này sẽ tuỳ thuộc vào từng kinh nghiệm của mỗi người ở mỗi lính vực để linh hoạt. Nếu bạn ko giỏi lắm ở lĩnh vực cần phỏng vấn thì nên mời 1 người bạn giỏi hơn phỏng vấn chung. Đây là ứng viên tiềm năng mà…. đầu tư ly cafe mời bạn để test phụ giùm mình đi. Đây là lúc bạn phải rất dũng cảm để thú nhận: Mình chưa tốt và mình cần giúp.
Tuy nhiên hãy chuyển yếu điểm thành điểm mạnh. Bạn có thể bắt đầu nói chuyện với ứng viên thế này: ” Em có biết tại sao hôm nay có 2 người phỏng vấn em ko? ” ” Bởi vì anh/chị ko giỏi lĩnh vực này bằng em do vậy anh muốn học hỏi từ bạn anh. Đó cũng là một nét văn hoá của công ty mình. Học hỏi và can đảm học hỏi. Nếu có 1 điều để em can đảm thú nhận điểm yếu của mình, điểm đó là gì?”

Ngoài cách này để Break the ice thì bạn có thể thử 1 số pick up line như sau:

” Chào em, đầu tiên anh/chị xin lỗi là hôm nay anh/chị mặc quần lửng khi phỏng vấn em. Đó là một nét văn hoá của công ty mình: thoải mái trong trang phục, chuyên nghiệp lúc làm việc ”

“Chào em, em có để ý gì lạ ……. trên đường vào phòng họp không? ….. Để ứng viên thể hiện óc quan sát rồi bắt đầu câu chuyện…..

Sau khi đã bắt đầu thì bạn có thể tuỳ ý hoặc học hỏi từ nhiều nguồn về cách tìm hiểu phỏng vấn và đoán tính cách của ứng viên như phân loại Audio – Visual – Kinetic, phân loại MBTI….

Ngoài ra còn một điểm tối quan trọng là kiểm tra xem ứng viên có đọc sách không? (Có nghĩa là bạn phải đọc đều và thường xuyên đấy) Nhân tài như lá rụng mua thu và người đọc sách thì như là lá thu cuối.

Nhắc đến chuyện đọc thì cũng nhân tiện tặng luôn cho các phỏng vấn viên tương lai quyển: Trí tuệ do thái. Đây là một quyển sách mà bạn đọc xong nghiêm túc một cách thư thái vui vẻ bạn sẽ ngộ ra được vô khối điều về cách bạn làm việc, học tập vui chơi và dạy con sau này.
Chắc chắn bạn sẽ cám ơn mình đấy.

Câu chốt hạ là: Pre-Hire. Lúc nào cũng tìm đồng sự trước khi mình làm cái gì. Tìm ở mọi lĩnh vực, lân la chơi với người giỏi ở đủ thử. Đừng đời đến startup mới nhảy

 

11. Đối với Triip.me bao lâu là đủ để có thể sinh lời để chia lương cho các nhân tài?

– 1, ở vai trò nhà/quỹ đầu tư, sau các yếu tố thị trường, con người, sản phẩm thì yếu tố về tiền (tiền lời, tiền vốn, tiền nợ phải trả, % stake…) là cái nhà đầu tư quan trọng. Nếu, chỉ tập trung vào “happiness” thì bao lâu là đủ để có thể sinh lời đủ để chia lương cho các nhân tài, investor trong startup của anh? (em bỏ qua vấn đề sinh tiền vì giờ anh đã charge phí % commision)
– 2, anh giải quyết vấn đề nhân sự trong startup của anh ntn? Ví du, họ rất giỏi có rất nhiều cơ hội để làm việc ở các corporate lớn, tuy nhiên, anh lại chiêu binh được. Bí quyết là nhờ chữ tình, chữ tín giữa founder và talent. Đối với startup, thì rõ ràng lộ trình dẫn đến thành công luôn là một ẩn số, vậy Anh chia sẻ em và mn vài câu chuyện cách thức anh đối trọng với người tài?
– 3, trong 1 chia sẻ gần đây của một vài anh chị CEO, tuyển chọn nhân tài là từ khâu tuyển dụng, đầu vào; sau khi xét hợp các tiêu chí tuyển dụng thì họ pass. Trong qua trình làm việc, về các hình thức hỗ trợ, training tương đối; vấn đề về lương thì chưa thực sự rõ ràng, maybe có thể bị “nerf = ép”. Với các business như thế, việc gắn bó đường dài thì liệu nên xem xét ra sao?”

“1. Weed 1 bịch bán 700k. Ectasy một viên bán 300k. Người ta bỏ tiền mua Happiness đó. Mấy khoá học làm giàu một khoá 3-5 triệu người ta cũng bỏ tiền mua Happiness thôi. Ở vai trò của nhà đầu tư, những người đã lỡ tay tin vào Triip họ có điểm chung sau: Đầu tư longterm, ko theo sóng như game, app. Đầu tư tin vào platform sẽ make more money than application, Cảm thấy ổn với tốc độ Growth của Triip. hạnh phúc khi biết số tiền bọn anh chi tiêu mỗi tháng. Đa phần trả lời là WTF!

2. Người ta đến với mọi công ty vì 2 lý do:
Mission của công ty và những người làm chung.
Mission chính của Triip là giúp người du lịch hiểu rõ hơn về nơi họ đi qua những người bạn tại địa phương. Nên những bạn đến với Triip là những bạn ham chơi, thích du lịch. Bạn nào mà thich ngồi làm Big Corp làm tối mặt sáng tối ko đi du lịch dược thì sẽ ko bao giờ vào Triip. Bạn nào vào Triip thì cũng là vì ko chịu được cảnh đi làm Big Corp. Niềm vui nho nhỏ của anh là có bạn đang làm bên Sillicon bỏ lương mấy trăm k bên đó về với Triip. Bạn ý trả lời là tao ko thích cái kiểu ngồi ăn sushi mấy trăm đô, xong khoe tao mới mua tàu, mua nhà rồi lại than là đang nghèo. Tiền đó có thể làm được việc khác có ý hơn. Có nghia là sao? Có nghĩa là Trong 1 thế giới 8 tỉ người thì sẽ luôn có Những người RẤT TÀI họ HỢP với suy nghĩ của bạn. Và bọn mình ko hề limit chỉ tuyển dụng tại tp HỒ Chí Minh nên cơ hội gặp được những bạn Tài mà Hợp với mình rộng hơn. Các bạn cảm thấy khó tuyển, hãy nhìn qua Laos, Campuchia.. và gần đây thì các bạn Philippines cũng đang hỏi thăm sang Triip chơi. Open your HR WORLD!

3. Khi bạn đã phải xem xét có nghĩa là bạn sẽ ko gắn bó lâu dài. Mình ko rành lắm về cách làm HR như vậy nên ko biết.”

13. Triip hiện tại đang dùng những channel hoặc cách tiếp cận nào của growth hacking để đạt mục tiêu mình muốn?
HH
“1. Để growth booking thì bọn anh đang thử nhiều cách với SEO. 1 trong những cách là sử dụng các channel mà nó đã tốt với SEO sẵn rồi như Slideshare. Ngoài ra cũng đang tập trung vào thử nghiệm Instagram.
2. Về tìm Creators thì bọn anh đi sâu vào từng cộng đồng, ví dụ muốn tìm người làm tour chụp ảnh. Thì đi sâu vào cộng đồng photograhpy từng location. Tìm người làm tour nấu ăn thì vào forum nấu ăn. Tìm người làm Startup tour thì cứ bám các cộng đồng startup.
Để tóm lại thì: Tìm chỗ trũng mà nước chảy và thử đủ loại cách để có thể hút hết nước”

14. Ai là người sớm chấp nhận Triip.me (cả khách du lịch và các chuyên gia địa phương)?

“Hey man, got a couple of ques for you.
1. Who were your early adopters(both travellers and local experts)?
2. When did you guys start to approach them, especially local experts? (Landing page, MVP, MBP, etc)
3. How did you guys deal with local experts and get travellers onboarded?
4. Did you guys raise money from investors? If yes, when?
Thank you really much for being here man!
Best,”
“1. It was easy for us to find early adopters as my co-founder had 10yrs experience as tourguide and a huge network of global friends. We simply emailed her network, my network to let ppl know about us. We decided to solve local epxert side first beforehandling travellers. We need to inventory first. Until now, we are still focusing on local experts 1st. We have a strong based of students who want to find sth fun to do in SEA wheares in Europe, experts in their fields tend to become our local guides.
2. We approach them before we have a prototype as our message is quite simple. ” Do you want to make new friends, do things that you love to do in your free time at the price you want
3. For travellers, our site has only one visible function. Search, View Triip and then book. So they can’t go else where. For our creators, we guided them via our support system.
4. We raised money from our angel investors last year
Thanks, bro. Just one more.
Do you guys guarantee the quality of the services that local experts provide? If yes, how do you do so? If no, how are you guys going to handle if a traveller runs into an awful situation?
Best,
We have 4 layers of quality insurance. 1st: tour detail is screened and approved by us. 2nd: we have on the ground partners in some location. 3rd. escrow service will ensure local experts only get paid when they deliver their best. 4th. 2 way rating system”
1. Thật dễ dàng cho chúng tôi để tìm sớm những người chấp nhận như người đồng sáng lập của tôi đã có 10yrs kinh nghiệm làm hướng dẫn viên và một mạng lưới khổng lồ bạn bè toàn cầu. Chúng tôi chỉ đơn giản gửi qua Email mạng của cô ấy, mạng của tôi để cho chúng tôi biết về chúng tôi. Trước tiên, chúng tôi vẫn tập trung vào các chuyên gia địa phương
1. Chúng tôi có một lượng lớn sinh viên muốn tìm kiếm những điều thú vị để làm ở SEA wheares ở châu Âu, các chuyên gia trong lĩnh vực của họ có xu hướng để trở thành hướng dẫn viên địa phương của chúng tôi.
2. Chúng tôi tiếp cận họ trước khi chúng tôi có một mẫu thử nghiệm vì thông điệp của chúng tôi khá đơn giản. “Bạn có muốn kết bạn mới, làm những việc bạn thích làm trong thời gian rảnh với mức giá bạn muốn”
3. Đối với khách du lịch, trang web của chúng tôi chỉ có một chức năng Hiển thị. Tìm kiếm, Xem Triip và sau đó đặt. Vì vậy, họ không thể đi nơi khác. Đối với những Creators của chúng tôi, chúng tôi đã hướng dẫn họ qua hệ thống hỗ trợ của chúng tôi.
4. Chúng tôi đã gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần của chúng tôi vào năm ngoái
Cảm ơn bạn. Chỉ một lần nữa thôi.
Các bạn có đảm bảo chất lượng dịch vụ mà các chuyên gia địa phương cung cấp không? Nếu có, bạn làm như thế nào? Nếu không, các bạn sẽ xử lý như thế nào nếu một du khách gặp phải một tình huống khủng khiếp?
Tốt,
Chúng tôi có 4 lớp bảo hiểm chất lượng.
Thứ nhất: chi tiết tour du lịch được kiểm tra và phê duyệt bởi chúng tôi.
Thứ hai: chúng tôi có các đối tác ở một số địa điểm.
lần thứ 3. dịch vụ ký quỹ sẽ đảm bảo các chuyên gia địa phương chỉ được trả tiền khi họ giao hàng tốt nhất.
lần thứ 4. Hệ thống xếp hạng 2 chiều ”

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.