Startup du lịch là cuộc chơi mạo hiểm

Tôi lưu lại bài chia sẻ anh Diego Saez – Gil này từng này như vì con đường của anh trong những giai đoạn khó khăn sai lầm, cũng như con đường mà tôi đang theo đuổi dù chưa biết sẽ đi tới đâu.

Dựa trên kinh nghiệm của backpacker Diego Saez-Gil lập ra startup WeHostels (2013 được mua lại bởi StudentUniverse)  hướng tới những người trẻ có chung niềm đam mê đi lại. Có những khoảng thời gian khó khăn, đã có sai lầm, nhưng luôn có cách để xây dựng nên một doanh nghiệp có giá trị. Dưới đây là một vài đúc rút từ kinh nghiệm lăn lộn khi làm Startup Du lịch của Saez-Gil.

 

Startup Du Lịch là cuộc chơi mạo hiểm

Điều đầu tiên theo Diego Saez Gil Du lịch là một lĩnh vực mà khi làm startup dễ chết hơn so với tỷ lệ trung bình trong làng khởi nghiệp.

Có nhiều lý do: Giao dịch không thường xuyên, độc quyền nhóm nằm trong tay một vài ông lớn, năng lực chi tiêu tiếp thị, chi phí bỏ ra để thu hút khách mới cao, nguồn cung cấp phân mảnh… Đã có nhiều vụ thâu tóm, cũng không ít công ty lên sàn. Điều quan trọng khi quyết định bước vào ngành này là phải xác định được: Bạn có sẵn sàng đánh mất hay không? Đó không chỉ là câu hỏi của riêng ngành du lịch, mà cho tất cả những ai có ý định startup.

Du lịch thì cần cảm hứng, nhưng làm kinh doanh thì không

Dù điều này hẳn ai cũng được “rót” vào đầu mỗi khi định kinh doanh, nhưng thực tế vẫn không thiếu những người startup với tình cảm nhiều hơn lý trí. Họ làm nên một sản phẩm thật đẹp, cảm giác như ai cũng có thể yêu, nhưng rồi sau đó, “sự lý trí của đồng tiền” dội gáo nước lạnh lên họ.

Những người trả tiền cho cuốn sách Lonely Planet hay Tạp chí Travel & Leisure sẽ không có nhiều hứng thú với nội dung trực tuyến. Không phải ai cũng sẵn sàng tin tưởng. Thế nên, trực tuyến đôi khi bị gắn với “ảo” là vì vậy. Đôi khi, người sáng lập vẽ ra một chuyến đi quá xa vời, giá rẻ như mơ mà dịch vụ tận răng chẳng hạn, thì thật khó để có sản phẩm tốt trong thực tế.

Hiện tượng đó không chỉ xuất hiện trong ngành du lịch, mà cả thời trang, thiết kế… Pinterest hay Fancy truyền cảm hứng thông qua những bức ảnh đẹp đẽ và lời chia sẻ lung linh. TripAdvisor là một mạng kết nối tuyệt vời để… trò chuyện về các chuyến đi, chứ không hẳn là thông tin có giá trị về giá tiền, đặt phòng và giá trị xứng đáng của sản phẩm. Truyền cảm hứng là xu hướng của thời đại hiện nay, nhưng không phải là điều quyết định startup của bạn có đứng vững hay không.

Đối mặt với phần không “thơm”

Nhiều người khởi nghiệp khi được truyền cảm hứng về mặt đẹp đẽ của công việc, vậy còn khi phải đối mặt với phần chẳng hay ho gì mấy thì sao? Cái phần không được ưa thích đó rất nhiều, đau đầu nhất là chuyện… luật lệ. Tin tốt là có thể giải quyết điều đó bằng đội ngũ luật sư lành nghề, tin xấu là giá cả chẳng hề rẻ chút nào. Nhưng nó sẽ đáng đồng tiền bát gạo nếu như bạn thật sự muốn bước tiếp trên con đường này.

Một phần không hay ho khác là chuyện kỹ thuật. Đặc điểm chung của startup ngày nay là kỹ thuật số hóa mọi thứ có thể. Nhưng ngoài kia thì còn vô số máy tính dùng phần mềm cũ kỹ hàng chục năm về trước, kể cả khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch, hàng không… Nhiều công cụ tiện ích được phát triển cho các ngành khác vẫn chưa có mặt trong du lịch. Thậm chí, có nơi điện thoại cũng là một vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ, startup là sáng tạo cái mới, cái chưa có hoặc đã có mà còn lỗ hổng. Nếu xây dựng một startup du lịch dễ dàng nhất như đưa đón đoàn ở các thành phố lớn, tiện nghi đầy đủ thì gần như chắc chắn thất bại. Có quá nhiều người có thể làm tốt hơn, họ có vốn, có người, có công nghệ. Thế nên, nếu muốn đặt cược thì startup du lịch hướng về những vùng mà ta hay gọi dân dã là “khỉ ho cò gáy”, dù báo chí còn lâu mới viết đến bạn, nhưng tỷ lệ đặt cược thành công có thể cải thiện.

Xây dựng cái gì đó thực sự mới, hoặc tốt hơn hẳn

Nếu nhìn vào những công ty du lịch đã thành công thì có thể rút ra hai quy luật: một là những người xây dựng cái gì đó thật mới, một lỗ hổng trên thị trường cần được lấp; hai là người làm ra thứ đã có tốt hơn, không chỉ gấp đôi, mà chục lần, hàng chục lần, hàng trăm lần.

Booking.com và Hotels.com kết nối tất cả khách sạn trên thế giới lên web và mọi người có thể đặt chỗ dễ dàng ở đó, như thể bạn đang tiếp xúc với chính khách sạn đó. StudentUniverse tạo ra kênh bảo vệ cho hãng hàng không bằng cách bán “hàng tồn không mong muốn” cho những sinh viên luôn bở hơi tai đi tìm các món giảm giá. Uber kết nối những chiếc xe sẵn sàng làm taxi với những người có điện thoại muốn tìm một chiếc taxi. Tất cả những công ty này thành công nhờ xây dựng một kênh mới, lấp đầy khoảng trống lớn.

Trong khi đó, HotelTonight lại xây dựng ứng dụng tốt gấp chục lần những trang web đặt phòng khách sạn khác, chủ yếu cho những người đặt và dùng ngay trong ngày, những người gặp tình huống bất ngờ, có thể biết được khách sạn nào đang còn phòng trống. Airbnb xây dựng một trang web tốt gấp nhiều lần Craigslist trong việc cho thuê căn hộ ngắn hạn, bằng cách bổ sung hệ thống thanh toán, lịch biểu và sự đảm bảo. Các giá trị mới mà những công ty này thêm vào là đáng kể.

Quan trọng là họ làm được, nếu không thì cũng chỉ là ý tưởng giấy.

Bài học ở đây là tìm ngách (nhưng đừng ngách nhỏ quá đến mức không quản lý được chi phí) hoặc bạn có cách cải tiến không hề nhỏ cái chưa hoàn thiện của sản phẩm/dịch vụ đang tồn tại trên thị trường. Tin tốt là thị trường lúc nào cũng “đói”, và những lời phàn nàn còn rất nhiều.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.