Phần 1: Con đường kiến tạo platform những trải nghiệm Đẹp Độc Lạ
Tôi là Quang sinh ra ở một vùng quê sông nước miền Tây, tên cúng cơm là “bột” vì hồi mới sinh ra tôi rất trắng, trắng như bột vậy, có người còn hay châm chọc gọi tôi là “công tử bột”. Gia đình tôi cũng thăng trầm, tuổi thơ của tôi bắt đầu sau vài năm đất nước Đổi Mới giai đoạn này gia đình tôi khá là khó khăn do thời cuộc ba mẹ và anh chị trước đó từng vượt biên 2,3 lần gì đó không thành, tiêu tán hết tài sản phải trở về sống ở trong bưng gần nhà nội, còn nhà ngoại cũng sa sút nhiều với ở xa nên cũng ít qua lại. Vì vậy hồi còn bé tôi hay bị bắt nạt vì nhỏ con và nghèo nhưng bắt đầu từ năm lớp 4 thời gian này nhà tôi có khấm khá hơn xíu vì Việt Nam mở cửa nên Việt kiều được phép liên lạc và trợ cấp “đô” giúp đỡ họ hàng.
Từ thuở nhỏ tôi đã thấy có sự khác biệt về nhu cầu vui chơi giải trí của tụi nhà “có điều kiện” “nhà giàu” và tụi “nhà nghèo” nhưng đều có điểm chung là rất tò mò và muốn thử trải nghiệm thú vị mà hoàn cảnh hiện tại không có. Kiểu là như tôi nhà ở trong ruộng đi học ở phố huyện thì rất thích được trải nghiệm của tụi nhà giàu như được chơi những đồ chơi mới hiện đại, trải nghiệm khi được mua quần mới dịp tết… ,còn đám nhóc tụi tui sẽ chơi đồ chơi hàng làm từ lục bình, nhà chòi làm từ lấy chuối, hoặc đi bới những đống rơm làm nhà, hái trái cây xoài ổi trong vườn, chèo xuồng đi chơi câu cá mùa nước nổi …với chúng tôi thì thấy bình thường nhưng những cái đó tụi nhà giàu rất thích vì nhà tụi nó có lớn thật hiện đại thật nhưng ở phố thì làm gì mà có được không gian rộng như vậy mà chơi.
Lớn lên vào học ở Sài Gòn cũng vẫn thế tôi vẫn thích có được những trải nghiệm của tụi nhà giàu như được điện thoại hiện đại, laptop đời mới, quán cafe bar sang chảnh… Còn tụi bạn nhà “có điều kiện” vẫn thích được trải nghiệm về quê chúng tôi chơi mỗi khi có dịp. Với lại tôi biết người ở quê chân chất rất mến khách, mọi thứ lại rất rẻ còn dân phố thì tụi nó rất lanh, nhưng kệ! Chúng ta đều cần nhau!
Chính vì thế tôi thi cả 2 khối A vào IT và D vào quản trị kinh doanh vì mơ ước của tôi là muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh. Nhưng cả 2 khối đều thiếu điểm nên rớt nguyện vọng 1 cũng chẳng thích luyện thi để thi lại nên vào đại học dân lập ở Sài gòn cũng có tiếng ăn chơi hồi đó. Hồi đó IT hot hơn nữa mặc dù ở tỉnh nhưng tôi được tiếp xúc khá sớm nhờ thằng bạn thân có cậu nó là Việt kiều nên đồ công nghệ mới gì nó cũng có, còn tôi thì xài ké một số đồ nên cũng đu theo kết nối internet Dial-up 1269 và 1260 chung đường line với điện thoại ở nhà. Nhưng thực lực học IT của tôi ở Đại học thì khá tệ nên bù lại hơi ở mấy cái khoản cafe đi chơi, karaoke hay mua bán đồ trang sức thì tôi lại rành vì tôi cũng có một người bạn chuyên bán đồ này. Nhưng thực sự tôi gặp khủng hoảng khi vào cuối năm 3 mặc dù đã chọn là ngành Hệ thống thông tin để đỡ phải lập trình mà tôi vẫn thường xuyên là tâm điểm chỉ trích hay trút giận của một giảng viên cực xắc xéo với giọng éo éo (mà tụi tôi hay gọi là 3D) khi liên tục bị thầy mỉa mai mỗi trong suốt một học kỳ và ổng đảm nhiệm cả lý thuyết + thực hành.
Và đỉnh điểm là lần thầy cố tình gọi tôi lên bảng, vì không làm được nên thầy bắt tôi đứng giữa lớp và nói:
– Tôi không hiểu sao anh lại vào được đại học nhỉ? Với tư duy của anh thế này mà cũng học IT à! Có dòng code đơn giản thế mà cũng làm không xong! Nhìn anh thế này chắc là gia đình anh lo lót mua điểm cho anh vào trường này phải không! Thôi thì em nói nhà em thuê người học giùm em luôn đi chứ em đi học làm gì mất công! – Người thầy với giọng mỉa mai khỉnh bỉ để làm bẽ mặt tôi trước mặt bạn bè.
Cùng thời gian đó gia đình tôi cũng gặp biến cố tài chính và tôi thì thất bại trong việc theo đuổi crush nên đã làm chuyến phượt bằng xe máy một mình vào hè năm đấy. Cũng nhờ lần phượt tới Đà Lạt mà tôi vô tình làm quen được một cô gái Đà Lạt – người cũng mới chia tay bạn trai cùng lớp là một thiếu gia bán đặc sản lớn nhất Đà Lạt. Vì 2 đứa rảnh rỗi nên chúng tôi của năm ấy có nhiều trải nghiệm thật tuyệt vời, lãng mạn từ đi mưa ngắm thung lũng nhà đèn, đi dạo đọc sách trong những biệt thự cổ, ngắm rừng thông trong buổi chiều hoàng hôn ở thung lũng vàng, rồi buổi sáng thì đi săn mây. Có lẽ cảm giác trải nghiệm hồi hộp nhất có lẽ là trộm hoa tặng cô ấy và đi thăm ngôi nhà Ma ở đèo Prenn vào buổi tối.
Chuyện chúng tôi gặp nhau quen nhau rồi chia tay cứ như drama phim Hàn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà rời Sài Gòn ra đảo Phú Quốc để trở thành digital nomad (dân du mục kĩ thuật số) để rồi khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch với các dự án startup du lịch mở hostel cho người Việt đầu tiên ở Phú Quốc (2 hostel khác thì chủ yếu phục vụ người nước ngoài) mà khi đó từ khóa hostel đang là trend khi đó cho dân du lịch bụi giá rẻ và sau 1 năm thì tôi và người bạn ở Phú Quốc mở thêm dịch vụ nữa đó là tour cano, du thuyền đầu tiên ở Phú quốc.
Nhờ những ngày tháng khởi nghiệp với dịch vụ homestay và cano ở đảo thì tôi luôn băn khoăn đó là: Tại sao người giàu khi trải nghiệm những của tầng lớp dưới hay tụi Tây lông qua trải nghiệm Việt Nam thì được khen còn tầng lớp dưới sử dụng sản phẩm cao cấp hay trải nghiệm sang chảnh của tầng thượng lưu thì bị lên án, chê bai, chẳng lẽ nếu xuất thân nghèo là phải an phận cam chịu cuộc sống nghèo thế sao!. Thường thì du khách ai cũng muốn thử, muốn khoe “trải nghiệm” Đẹp Độc lạ với bạn bè, người thân…nên tôi quyết tâm theo đuổi dự án này để phục vụ cho nhu cầu của giới cả nhà giàu và bình dân luôn, nó không phải là Luxury sang chảnh mà là trải nghiệm 1-0-2 vì có những trải nghiệm mà không hẳn phải có tiền là có được vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác mà mỗi người có khi sẽ được những trải nghiệm khác nhau.
Nhưng lý thuyết là thế, lý tưởng là thế nhưng thực tế cảm giác khi team của tôi vừa debut được startup dịch vụ du lịch cao cấp về du thuyền nghĩ rằng sẽ có ngày bước vào gia nhập giới nhà giàu mặc dù hiện tại mới chỉ là cung cấp dịch vụ cho tụi nhà giàu thôi cũng kiếm được khá tiền. Nhưng không sau đó chúng tôi cũng bị rớt một phát thật đau sau khi mọi thứ phát triển quá nhanh, quá quy nguy hiểm rồi rơi vào tình trạng ngoài vòng kiểm soát và rồi cái kết là “trèo cao thì té đau” thế thôi. Vì vậy mà tôi còn mang nợ nhà đầu tư. Không lẽ những người đã có gắng phấn đấu như tụi tui mãi không thuộc về giới nhà giàu thôi sao!
Ngày xưa hồi mới ra đảo sống, có lúc tôi từng nghĩ rằng là có vì suốt ngày được học là tin tưởng vào chủ nghĩa mác lê nin xã hội chủ nghĩa làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu…Rồi khi gặp những người nhà giàu nhưng lại thích những trải nghiệm dân dã của tụi nhà nghèo. Thật sự sau đó tôi mới biết đó là do tụi nhà giàu rảnh rỗi hoặc muốn thử một tí trải nghiệm nhà nghèo thôi, hoặc khi cuộc sống của họ gặp những biến cố gì đó họ làm thế để chữa lành mà thôi. Còn sau khi có cơ hội trở lại môi trường giàu có, hay cân bằng được cuộc sống rồi thì họ lại quên ngay thôi. Nếu bạn đã từng xem phim hay tiểu thuyết The great Gatsby có các nhân vật thượng lưu: Tom, Daisy, Jordan. Còn Gatsby thì xuất thân từ tầng lớp nghèo cố gắng vươn lên để gia nhập giới thượng lưu vì người anh ấy yêu, thì sẽ thấy rõ không chỉ ở Mỹ mà Việt Nam hay các nước khác khi phát triển cũng kiểu thế. Tôi rất phấn khích trước tinh thần nỗ lực làm giàu nhanh của Gatsby tuy nó chẳng được chính đáng nên kết thúc khá thảm cũng giống bên đa cấp, còn nhân vật Nick là dạng trung lưu, trí thức nhân vật mà tôi yêu thích trong phim.
Một lần nọ tôi chợt thấu cảm ghê gớm vô tình khi xem đoạn hội thoại trong phim Hoa ngữ phân cảnh anh chàng doanh nhân – badboy thấy cô gái khoang thường trên du thuyền (cruise) lại đến ăn một mình ở nhà hàng sang trọng dành cho khoang VIP thì nói rằng:
– Một số người khi nghĩ nhà hàng này không thuộc khoang mình thì sẽ không dám bước lên trên xem một chút, còn một số người thì đã lên xem thử liền phát hiện bản thân vẫn đủ tiền ăn một bữa giống như cô. Nhưng tóm lại nó vẫn có các phụ phí khác nữa nên đành quay về nhà hàng thường trong vé tàu mà họ đã mua lúc trước.
Cô gái đáp rằng: Tôi cũng không phải là loại người thứ hai mà anh nói. Tôi thấy ở nhà hàng tốt nên muốn ở lại đây.
Và cô gái ấy đã từ chối khi badboy đề nghị giúp nâng hạng và tự quẹt thẻ tín dụng của mình để tận hưởng trải nghiệm khoang VIP.
Nhờ đáp của cô gái giúp tôi có thêm niềm tin khi mình thấy nơi đó tốt thì mình muốn ở thôi cho dù sau đó thì mình sẽ phải nỗ lực nhiều hơn, tìm nhiều giải pháp mới để kiếm tiền bù vào chỗ đó.
Tôi cùng team lại tiếp túc phấn đấu nỗ lực cho sứ mệnh của dự án như là một cuộc cách mạng trong du lịch cho người Việt và Đông Nam Á nhằm thay đổi thói quen phong cách du lịch cũ, bằng cách đi tiên phong trong công nghệ để tạo ra sân chơi mới cho du khách dễ dàng tìm được những trải nghiệm du lịch ĐẸP – ĐỘC – LẠ, cơ hội được những trải nghiệm sang chảnh, cấp cao với chi phí thấp. Hơn nữa dự án không chỉ tạo công ăn việc làm cho người địa phương, đối tác làm du lịch mà ngay cả những người hay đi du lịch, mê ăn chơi giải trí cũng có thể vừa vui chơi vừa có thêm thu nhập, tận hưởng cuộc sống luôn. Và tôi cứ nghĩ nghĩ rằng khi chúng tôi mang đến thỏa mãn cho du khách thì họ cũng phải trả một mức giá hợp lý chứ.
Nhưng cuộc đời trớ trêu một lần nữa kể cả khi tôi trở về Sài Gòn được nhận vào một vườn ươm đào tạo bài bản để đi gọi vốn và gọi được 1 tỷ đồng rồi nhưng sau đó thì startup của tôi lại một nữa fail. Biết là rất khó để có thể thay đổi tầng lớp mình đang sống từng tầng thấp lên tầng cao nhưng tôi không cam tâm cam chịu số phận theo kiểu Á Đông, vẫn còn sân si tham vọng phải thật thành công và giàu có. Nhất định phải có giải pháp cho vấn đề làm giàu này. Không lẽ phải chấp thực tế “Gió tầng nào thì gặp mây tầng” đó sao?
Ơ nhưng mà trong tự nhiên còn có kiểu “Diều bay cao khi ngược gió” đó thôi. Rồi tôi nhận thấy ở Hàn Quốc với kỳ tích sông Hàn hay đặc khu Thâm Quyến những năm 80 còn là vùng ven biển nghèo khó bỗng nay đã trở thành Silicon Trung Quốc. Rồi có những doanh nhân biết tận dụng cơ hội “cao thủ không bằng tranh thủ” như kiến tạo ra những khóa học đặc biệt cho giới trọc phú mới nổi kiểu “trưởng giả học làm sang” để gột rửa phong cách “thượng lưu nửa mùa”. Tôi không đi vào chi tiết cách phát triển làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn của Trung Quốc mà này chỉ muốn nói đến việc các Thương nhân người Hoa, họ luôn tìm ra nhu cầu của khách hàng tiềm năng trong mọi hoàn cảnh dù chính hay tà, mainstream hay underground. Mà với tư cách là người làm dịch vụ thì tôi cũng sẽ làm theo hướng tìm ra nhu cầu trải nghiệm nào đó khác biệt như con diều kia bay cao hơn khi ngược gió vậy. Tôi phải nghĩ ra những phương thức làm sao để kiếm tiềm thật nhiều nhất là làm thế nào để moi được tiền của tụi trọc phú kia. Với tôi thấy cuộc sống cũng khá vui với cái kiểu lấy tiền của người giàu chia cho người nghèo đó là bán những trải nghiệm cho tụi nhà giàu, rồi sau đó đầu tư vào những dịch vụ cao cấp có thể phục vụ cả tầng lớp bình dân muốn thử trải nghiệm sang chảnh với hình thức chia sẻ, dùng chung…Chính vì thế tôi cố gắng tìm hiểu phần nào để biết tâm lý các du khách tiềm năng nó nghĩ và thích cái gì (vì tôi có giàu đâu mà biết nên chỉ đoán thế thôi chứ tụi nó nghĩ gì có trời mà biết) để phục vụ, để bán “trải nghiệm” thôi.
Và phương châm đó là “Lấy cái của người giàu chia sẻ cho người nghèo với chi thấp và lấy cái của người nghèo bán với giá cao cho người giàu” Có một điều đánh giá giá trị trải nghiệm cho cảm xúc trong du lịch của người Việt gần như không được quan tâm ở cả phía du khách và host bên làm du lịch. Họ chỉ quan tâm giá trải nghiệm bao nhiêu, dịch vụ có những gì, có phải là trend mới nhất không….Chính vì thế mà họ quên đi những sở thích, cảm xúc cá nhân, sự thoái mái, an yên, thăng hoa tinh thần… làm ảnh hưởng đến ích lợi cũng như sự tinh tế, độ “cảm thụ” trong du lịch.
Khá chán nản trước thực tế thị trường nghiệt. Tôi tìm vui trong những quán pub, bar với âm nhạc EDM để quên đi cảm giác thất bại cay đắng một lần nữa. Rồi trong một lần vào quán bar cùng đối tác dò hỏi ra mới biết đó là quán bar của Quân – một người bạn khá thân từ hồi đi học, mà không hiểu sao chúng tôi luôn hợp nhau kiểu bù trừ cho dù 2 đứa tính cách và hoàn cảnh trái ngược nhau. Hồi còn đi học thì tôi cũng tương đối nghiêm túc còn Quân thuộc giới underground ăn chơi giải trí, vì sống với bà ngoại từ nhỏ nên khá tự do, rất lanh lợi, rành đời và rất hào sảng có thể sáng ăn sang tối ăn xôi cũng được. Nhưng thời gian tôi đi làm văn phòng thì khả năng giao lưu với đám bạn underground thường hay bị lạc lõng và còn giao lưu kiểu dân công sở bạn tôi thì Quân không quen, rồi mối liên hệ gián đoạn khi tôi ra đảo sống. Hai chúng tôi ngồi hàn huyên tâm sự vừa chill chill ít “quà quê” bên Mẽo mang về ôn lại chút kỉ niệm xưa nhất là thời đi học. Bỗng tôi nhớ tới câu nói ngày xưa của thằng lớp trưởng cùng khối: –
– Quang à, mày không bao giờ học giỏi bằng tao nhưng mà ra đời thành công hơn tao chỉ vì mày có tiền hơn mà thôi!?
Tới giờ tao vẫn lăn tăn chưa hiểu vì sao thằng lớp trưởng lớp A lại nói thế tao nhỉ? Thì lúc này Quân mới nói lại với tôi rằng câu nói này là nó cay cú lớp mình hồi làm báo tường 20/11 hồi đó tôi được phân phụ trách trong nhóm làm báo tường cho lớp nhưng tôi chẳng biết vẽ, cũng chẳng viết chữ đẹp chữ thư pháp gì nên rảnh rỗi ra ngoài mua vài bịch bánh snack về cho mọi người ăn chơi chơi đỡ buồn. Rồi cô bạn khác lớp đi ngang qua ngó chơi chơi xem báo tường lớp tôi thế nào thì tôi mời bánh snack thế là lúc sau cô bạn ấy vốn là con của một họa sĩ nên đã vẽ giùm báo tường lớp tôi vài họa tiết gì đó, cuối cùng lớp chúng tôi được hạng nhì toàn cấp nhưng bạn lớp trưởng kia hạng ba vẫn không phục, tôi cũng có phần cảm thấy vậy nhưng biết làm sao được khi cô giáo chủ nhiệm của tôi là trưởng ban khảo chứ!
Bây giờ nhờ dựa hơi là bạn chí cốt của Quân mà tôi được hưởng những trải nghiệm “đặc quyền” bắt đầu từ bar của Quân sau đó là các nơi dịch vụ khác. Và nhất là việc Quân còn kết nối cho tôi với anh Khải là một nhà đầu tư bất động sản ở Sài Gòn gốc người Hà Nội. Sau đó anh Khải đã cam kết rót vốn đầu tư và platform 1-0-2 này. Chính vì thế mà tôi có thêm cơ hội tiếp xúc và quan sát thế giới của những người tiêu tiền và có quyền ở Hòn Ngọc viễn đông này thế nào. Ban đầu hơi chút bỡ ngỡ nhưng sau đó tôi thấy khá thích thú với những trải nghiệm “đặc quyền” đó vì cũng hợp phần nào vì tôi vốn cũng có nét công tử bột dù là fake. Ngẫm lại chẳng lẽ ưu thế của tôi là nhờ tiền thôi chứ chẳng có tài cán gì cả sao?
Thật ra ngày xưa tôi cũng từng dùng tiền để thao túng chuyện tình cảm với crush có hoàn cảnh khó khăn thời đại học. Chỉ vì 1 chuyện nhỏ là sau tết khi gặp lại cô ấy cùng người bạn thân mới vừa gặp đã vòi tiền chuyện lì xì này nọ. Hôm đó vì đang bị anh chị xỉa xói và gia đình cũng đang gặp chuyện về tài chính nên thái độ móc bóp ra lấy tiền đưa lì xì cho crush và người bạn có phần như bố thí, tôi không ngờ vì hành động đó làm tổn thương sâu xắc đến crush và kết cục là chúng tôi phải dừng là ở mức bạn bè. Có lẽ vì lần làm tổn thương sâu xắc với crush hồi đại học đó mà tôi cho đến bây giờ luôn thích vào vai Nobita trong chuyện tình cảm. Với mong muốn có thể lấy được người mình yêu nhất hay người yêu xinh đẹp như Xuka! Sẽ vô cùng bực mình như đỉa phải vôi khi có ai chọc tôi giống Xêko. Tôi sợ hình mẫu Xêko không phải vì không đẹp trai hay hợm hĩnh mà là vì cái kết của Xêko là phải nối nghiệp gia đình làm giám đốc chứ không phải theo đam mê nghệ thuật và nhất là phải lấy người phù hợp – môn đăng hộ đối chứ không phải là người nó yêu nhất. Khi xem lại tóm tắt về nguồn gốc gia đình Xêko thì tôi thấy có sự khác biệt giữa gia đình tài phiệt vẫn cho Xêko chơi chung sinh hoạt với đám thường dân và cả tầng lớp “anh chị” như nhà Chaien nhưng khác hẳn với kiểu gia đình trâm anh thế phiệt Đêkhi chỉ lo chuyện học hành, quy củ phép tắc trong vòng tròn các mối quan hệ của giới tinh anh, thượng lưu chứ rất hạn chế tiếp xúc hay sinh hoạt chung với các giới bình dân. Mà tính cách Dekhi này thì rất giống anh Bình. Còn nhân vật Xuka thì trong thực tế các event hay party đó là những cô gái xinh xắn, dễ thương thường luôn thảo mai đong đưa trong các tình huống mà cánh đàn ông khi đó yêu bằng mắt thì u mê không thể nhận ra, còn các chị em thì yêu bằng tai nên hay gặp những kẻ ba hoa chích chòe, badboy như Xeko. Nhưng nghĩ lại thì thấy Xêko hợm hĩnh, thích thể hiện kia cũng không đến nỗi tệ, quá đáng ghét, mà có phần tài năng trong khoản biết dùng tiền và giao tiếp đó sao! Nobita thì hiếm khi có cơ hội tham gia những buổi party event sang trọng hay ăn chơi như thế nếu không nhờ Doremon. Nếu nghĩ APP kia của mình cũng có khả năng như Doremon tạo ra những cơ hội, “đặc quyền” giúp các Nobita thời bây giờ có thể tham gia party VIP thì cũng hay chứ nhỉ?
Tôi chợt nghĩ ra một ý tưởng để có thể Empathy (thấu cảm) trải nghiệm dịch vụ thì mình nên hóa thân vào vai kiểu Công tử bột fake để tìm hiểu tham gia thử hoặc nghe chia sẻ lại các cuộc chơi của các dân chơi, dân tài chính coin, đại gia chân đất, Việt kiều hay tụi Expat để lấy cảm xúc, phiêu theo đó là có thể tạo ra những trải nghiệm là lãng mạn mà mình thực sự “thấu cảm” được với các dòng dịch vụ – du lịch mới mà chúng tôi đã đang và sẽ triển khai.